Bài 2- Khổ (S.iii, 158)
Bài 3- Hữu Thân (Tạp 3, Đại 2,18b)(S.iii, 159)
Bài 4- Sở Biến Tri (Tạp 3, Đại 2,19a)(S.iii, 159)
Bài giảng:
-- https://youtu.be/vC_lgbCjxrI
-- http://www.mediafire.com/listen/pg5aagujiq2jbtc/%5BTUK3%5D%5B2015-09-23%5D-Ch1_Ph%28XI%29BIEN_Bai_1-BIENKINH--Bai_4-SOBIENTRI.mp3
-- http://www.mediafire.com/view/25ozbg1zsgxqq65/txt_2015-09-23_TUK3_Ch1_P%28XI%29BIEN_Bai_1--4.rtf
Chánh văn tiếng Việt:
I. Biên Kinh (Tạp 3, Ðại 2,18b) (S.iii,157)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Có bốn biên này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là bốn? Hữu thân biên, hữu thân tập khởi biên, hữu thân đoạn diệt biên, hữu thân đoạn diệt đạo biên.
4) Này các Tỷ-kheo, thế nào là thân biên? Phải trả lời là năm thủ uẩn. Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là năm thủ uẩn.
5) Này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu thân tập khởi biên? Chính là khát ái này, đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này, chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu thân tập khởi biên.
6) Này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu thân đoạn diệt biên? Chính là sự ly tham, đoạn diệt, không có dư tàn khát ái ấy, sự xả ly, sự từ bỏ, sự giải thoát, sự thoát ly chấp trước. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu thân đoạn diệt biên.
7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu thân đoạn diệt đạo biên? Chính là Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu thân đoạn diệt đạo biên.
II. Khổ (S.iii,158)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về Khổ, Khổ tập khởi, Khổ đoạn diệt, Con đường đưa đến khổ đoạn diệt. Hãy lắng nghe.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Khổ? Phải trả lời là năm thủ uẩn. Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn... thức thủ uẩn. Ðây gọi là Khổ, này các Tỷ-kheo.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Khổ tập khởi? Chính là khát ái này, đưa đến tái sanh... phi hữu ái. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Khổ tập khởi.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Khổ đoạn diệt? Chính là sự ly tham, đoạn diệt không dư tàn khát ái ấy, sự xả ly, sự từ bỏ, sự giải thoát, sự thoát ly chấp trước. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Khổ đoạn diệt.
7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Con đường đưa đến khổ đoạn diệt? Chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến... chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Con đường đưa đến khổ đoạn diệt.
III. Hữu Thân (Tạp 3, Ðại 2,18b) (S.iii,159)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về hữu thân, hữu thân tập khởi, hữu thân đoạn diệt, con đường đưa đến hữu thân đoạn diệt. Hãy lắng nghe.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu thân? Phải trả lời rằng chính là năm thủ uẩn. Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu thân.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu thân tập khởi? Chính là khát ái này... Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu thân tập khởi.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu thân đoạn diệt? Chính là sự ly tham, đoạn diệt không có dư tàn khát ái ấy... sự thoát ly chấp trước. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu thân đoạn diệt.
7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến hữu thân đoạn diệt? Chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến... chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là con đường đưa đến hữu thân đoạn diệt.
IV. Sở Biến Tri (Tạp 3, Ðại 2,19a) (S.iii,159)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông các pháp cần phải biến tri, sự biến tri và con người đã biến tri. Hãy lắng nghe.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp cần phải biến tri? Sắc, này các Tỷ-kheo, là pháp cần phải biến tri. Thọ... tưởng... các hành... thức là pháp cần phải biến tri. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các pháp cần phải biến tri.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự biến tri? Sự đoạn tận tham, sự đoạn tận sân, sự đoạn tận si. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sự biến tri.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con người đã biến tri? Cần phải trả lời là bậc A-la-hán. Bậc Tôn giả này, với tên như vậy, với dòng họ như vậy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là con người đã biến tri.
Chánh văn Pāḷi:
11. Antavaggo
1. Antasuttaṃ
103. Sāvatthinidānaṃ . ‘‘Cattārome, bhikkhave, antā. Katame cattāro? Sakkāyanto , sakkāyasamudayanto, sakkāyanirodhanto, sakkāyanirodhagāminippaṭipadanto. Katamo ca, bhikkhave, sakkāyanto? Pañcupādānakkhandhātissa vacanīyaṃ. Katame pañca? Seyyathidaṃ – rūpupādānakkhandho, vedanupādānakkhandho, saññupādānakkhandho, saṅkhārupādānakkhandho, viññāṇupādānakkhandho – ayaṃ vuccati, bhikkhave, sakkāyanto’’.
‘‘Katamo ca, bhikkhave, sakkāyasamudayanto? Yāyaṃ taṇhā ponobhavikā nandirāgasahagatā tatratatrābhinandinī, seyyathidaṃ – kāmataṇhā, bhavataṇhā, vibhavataṇhā. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, sakkāyasamudayanto.
‘‘Katamo ca, bhikkhave, sakkāyanirodhanto? Yo tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodho cāgo paṭinissaggo mutti anālayo – ayaṃ vuccati, bhikkhave, sakkāyanirodhanto.
‘‘Katamo ca, bhikkhave, sakkāyanirodhagāminippaṭipadanto? Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo. Seyyathidaṃ – sammādiṭṭhi, sammāsaṅkappo, sammāvācā, sammākammanto, sammāājīvo, sammāvāyāmo, sammāsati, sammāsamādhi. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, sakkāyanirodhagāminippaṭipadanto . Ime kho, bhikkhave, cattāro antā’’ti. Paṭhamaṃ.
2. Dukkhasuttaṃ
104. Sāvatthinidānaṃ. ‘‘Dukkhañca vo, bhikkhave, desessāmi dukkhasamudayañca dukkhanirodhañca dukkhanirodhagāminiñca paṭipadaṃ. Taṃ suṇātha. Katamañca, bhikkhave, dukkhaṃ? Pañcupādānakkhandhātissa vacanīyaṃ. Katame pañca? Seyyathidaṃ – rūpupādānakkhandho…pe… viññāṇupādānakkhandho. Idaṃ vuccati, bhikkhave, dukkhaṃ. Katamo ca, bhikkhave, dukkhasamudayo? Yāyaṃ taṇhā ponobhavikā…pe… kāmataṇhā, bhavataṇhā, vibhavataṇhā – ayaṃ vuccati, bhikkhave, dukkhasamudayo. Katamo ca, bhikkhave, dukkhanirodho? Yo tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodho cāgo paṭinissaggo mutti anālayo – ayaṃ vuccati, bhikkhave, dukkhanirodho. Katamā ca, bhikkhave, dukkhanirodhagāminī paṭipadā? Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo. Seyyathidaṃ – sammādiṭṭhi…pe… sammāsamādhi. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, dukkhanirodhagāminī paṭipadā’’ti. Dutiyaṃ.
3. Sakkāyasuttaṃ
105. Sāvatthinidānaṃ. ‘‘Sakkāyañca vo, bhikkhave, desessāmi sakkāyasamudayañca sakkāyanirodhañca sakkāyanirodhagāminiñca paṭipadaṃ. Taṃ suṇātha. Katamo ca, bhikkhave, sakkāyo? Pañcupādānakkhandhātissa vacanīyaṃ . Katame pañca? Seyyathidaṃ – rūpupādānakkhandho, vedanupādānakkhandho, saññupādānakkhandho, saṅkhārupādānakkhandho, viññāṇupādānakkhandho. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, sakkāyo. Katamo ca, bhikkhave, sakkāyasamudayo? Yāyaṃ taṇhā ponobhavikā…pe… kāmataṇhā, bhavataṇhā, vibhavataṇhā – ayaṃ vuccati, bhikkhave, sakkāyasamudayo. Katamo ca, bhikkhave, sakkāyanirodho? Yo tassāyeva taṇhāya…pe… ayaṃ vuccati , bhikkhave, sakkāyanirodho. Katamā ca, bhikkhave, sakkāyanirodhagāminī paṭipadā? Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo. Seyyathidaṃ – sammādiṭṭhi…pe… sammāsamādhi. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, sakkāyanirodhagāminī paṭipadā’’ti. Tatiyaṃ.
4. Pariññeyyasuttaṃ
106. Sāvatthinidānaṃ. ‘‘Pariññeyye ca, bhikkhave, dhamme desessāmi pariññañca pariññātāviñca puggalaṃ. Taṃ suṇātha. Katame ca, bhikkhave, pariññeyyā dhammā? Rūpaṃ, bhikkhave, pariññeyyo dhammo. Vedanā…pe… saññā… saṅkhārā… viññāṇaṃ pariññeyyo dhammo. Ime vuccanti, bhikkhave, pariññeyyā dhammā. Katamā ca, bhikkhave, pariññā? Rāgakkhayo, dosakkhayo, mohakkhayo – ayaṃ vuccati, bhikkhave, pariññā. Katamo ca, bhikkhave, pariññātāvī puggalo? Arahātissa vacanīyaṃ. Yvāyaṃ āyasmā evaṃnāmo evaṃgotto – ayaṃ vuccati, bhikkhave, pariññātāvī puggalo’’ti. Catutthaṃ.
Chú giải Pāḷì:
11. Antavaggo
1. Antasuttavaṇṇanā
103. Antavaggassa paṭhame antāti koṭṭhāsā. Idaṃ suttaṃ catusaccavasena pañcakkhandhe yojetvā antoti vacanena bujjhanakānaṃ ajjhāsayavasena vuttaṃ. Paṭhamaṃ.
2-3. Dukkhasuttādivaṇṇanā
104-105. Dutiyampi pañcakkhandhe catusaccavasena yojetvā dukkhanti bujjhanakānaṃ ajjhāsayena kathitaṃ. Tatiyampi tatheva sakkāyoti bujjhanakānaṃ ajjhāsayena kathitaṃ. Dutiyatatiyāni.
4. Pariññeyyasuttavaṇṇanā
No comments:
Post a Comment