Wednesday, December 16, 2015

Tập IV-SÁU XỨ - Chương I-Tương Ưng SÁU XỨ [50 Kinh Thứ Ba] - Phẩm (15) -Navapurāṇavaggo - MỚI VÀ CŨ - Bài 1----10

[Bài 1- Nội (Tạp 7. Đại 2,43b)(S.iii, 180)
Bài 7- Dự Lưu (S.iii, 160)
Bài 8- A-la-hán (S.iii, 161)
Bài 9-10 Dục Được Đoạn Trừ (S.iii, 161)]


Chánh văn tiếng Việt:
V. Mới Và Cũ
145. I. Nghiệp (S.iv,132)

1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta thuyết về các nghiệp mới và cũ, sự đoạn diệt các nghiệp, con đường đưa đến sự đoạn diệt các nghiệp. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ. Ta sẽ giảng.
3) Này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp cũ?
Mắt, này các Tỷ-kheo, cần phải quán là nghiệp cũ, được tác thành, được tư niệm, được cảm thọ. Tai... Mũi... Lưỡi... Thân... Ý cần phải quán là nghiệp cũ, được tác thành, được tư niệm, được cảm thọ.
Các Tỷ-kheo, đây được gọi là nghiệp cũ.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp mới? Này các Tỷ-kheo, hiện tại phàm làm việc gì với thân, với lời nói, hay với ý. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là nghiệp mới.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đoạn diệt? Sự đoạn diệt thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp, nhờ vậy cảm thấy giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là nghiệp đoạn diệt.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt? Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt.
7) Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta đã giảng cho các Ông nghiệp cũ, đã giảng nghiệp mới, đã giảng nghiệp đoạn diệt, đã giảng con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt.
8) Này các Tỷ-kheo, phàm những gì bậc Ðạo Sư cần phải làm vì hạnh phúc, vì lòng thương đệ tử, những việc ấy Ta đã làm cho các Ông, vì lòng thương tưởng các Ông.
9) Này các Tỷ-kheo, đây là những gốc cây, đây là những căn nhà trống. Hãy Thiền tư, chớ có phóng dật, chớ có hối hận về sau. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.
146. II. Thích ứng (1) (S.iv,133)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông con đường thích ứng với Niết-bàn. Hãy lắng nghe... Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường thích ứng với Niết-bàn?
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấy mắt là vô thường, thấy các sắc là vô thường, thấy nhãn thức là vô thường, thấy nhãn xúc là vô thường. Phàm duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là vô thường.
4-5) ... tai... mũi...
6-7) ... lưỡi... thân...
8) .. thấy ý là vô thường, thấy các pháp là vô thường, thấy ý thức là vô thường, thấy ý xúc là vô thường. Phàm duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là vô thường.
9) Và này các Tỷ-kheo, đây là con đường thích ứng với Niết-bàn.
147-148. III-IV. Thích ứng (2) (3) (S.iv,134)
(Như kinh trên, chỉ khác là thế vào khổ và vô ngã)
149. V. Thích ứng (4) (S.iv,135)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về con đường thích ứng với Niết-bàn. Hãy lắng nghe... Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường thích ứng với Niết-bàn?
3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, mắt là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn...
(Như kinh 32)
150. VI. Ðệ Tử Nội Trú (S.iv,136)
1-2) ...
3) -- Này các Tỷ-kheo, không có các đệ tử nội trú, không có Ðạo Sư. Phạm hạnh này được sống.
4) Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống có đệ tử nội trú, có Ðạo sư là sống đau khổ, không có thoải mái. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống không có đệ tử nội trú, không có Ðạo sư là sống an lạc, thoải mái.
5) Và thế nào, này các Tỷ-kheo, sống có đệ tử nội trú, có Ðạo sư là sống đau khổ, không có thoải mái?
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, các ác bất thiện pháp, các ức niệm, ước vọng bị khởi lên trói buộc, chúng trú ở trong vị ấy; các ác bất thiện pháp nội trú trong vị ấy. Do vậy, được gọi là có đệ tử nội trú. Chúng theo sát (Samudàcaranti) vị ấy; các ác bất thiện pháp theo sát vị ấy. Do vậy, được gọi là Ðạo sư.
7-10) ... khi tai nghe tiếng... khi mũi ngửi hương... khi lưỡi nếm vị... khi thân cảm xúc...
11) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi ý biết pháp, các ác bất thiện pháp, các ức niệm, ước vọng bị trói buộc khởi lên, chúng trú ở trong vị ấy; các ác bất thiện pháp nội trú ở trong vị ấy. Do vậy, được gọi là có đệ tử nội trú. Chúng theo sát vị ấy; các ác bất thiện pháp theo sát vị ấy. Do vậy, được gọi là có Ðạo sư.
12) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo sống có đệ tử nội trú, có Ðạo sư, là sống đau khổ, không có thoải mái.
13) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống không có đệ tử nội trú, không có Ðạo sư, là sống an lạc thoải mái?
14) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, các ác bất thiện pháp, các ức niệm, ước vọng bị trói buộc không khởi lên, chúng không trú ở trong vị ấy; các ác bất thiện pháp không nội trú trong vị ấy. Cho nên, vị ấy được gọi là sống không có đệ tử nội trú. Chúng không theo sát vị ấy; các ác bất thiện pháp không theo sát vị ấy. Do vậy, vị ấy được gọi là không có Ðạo sư.
15-18) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi tai nghe tiếng... khi mũi ngửi hương... khi lưỡi nếm vị... khi thân cảm xúc...
19) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi ý biết pháp, các ác bất thiện pháp, các ức niệm, ước vọng không khởi lên, chúng không trú ở trong vị ấy; các ác bất thiện pháp không nội trú ở trong vị ấy. Do vậy, được gọi là sống không có đệ tử nội trú. Chúng không theo sát vị ấy; các ác bất thiện pháp không theo sát vị ấy. Do vậy, vị ấy được gọi là không có Ðạo sư.
20) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo sống không có đệ tử nội trú, không có Ðạo sư.
Ðây, này các Tỷ-kheo, được gọi là Phạm hạnh không có đệ tử nội trú, không có Ðạo sư.
21) Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống có đệ tử nội trú, có Ðạo sư là sống đau khổ, không có thoải mái. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống không có đệ tử nội trú, không có Ðạo sư, là sống an lạc, thoải mái.
151. VII. Với Mục Ðích Gì? (S.iv,138)
1-2) ...
3) -- Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo hỏi các Ông như sau: "Có cái gì, này chư Hiền, Phạm hạnh được sống dưới Sa-môn Gotama?"; được hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như sau:
4) "Này chư Hiền, vì liễu tri đau khổ nên Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn".
5) Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo hỏi các Ông như sau: "Thế nào, này chư Hiền, là vì liễu tri đau khổ nên Phạm hạnh được sống dưới Sa-môn Gotama?"; được hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như sau:
6-11) "Mắt, này chư Hiền, là khổ. Vì liễu tri nó nên Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn. Nhãn xúc là khổ. Vì liễu tri nó nên Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn. Phàm duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là khổ. Vì liễu tri cảm thọ ấy nên Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn... Phàm duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là khổ. Vì liễu tri cảm thọ ấy nên Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn.
12) Ðây là khổ, này chư Hiền, vì liễu tri khổ nên Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn".
13) Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải trả lời như vậy cho những du sĩ ngoại đạo ấy.
152. VIII. Có Pháp Môn Nào? (S.iv,138)
1-2) ...
3) -- Có pháp môn nào, do pháp môn ấy, Tỷ-kheo ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài suy tư về phương pháp (àkàra-paritakkà), ngoài kham nhẫn, thích thú biện luận (ditthini shànakhanti), có thể xác chứng chánh trí; vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa"?
4) -- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, Pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...
5) -- Có một pháp môn, này các Tỷ-kheo, do pháp môn ấy, Tỷ-kheo ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài kham nhẫn, thích thú biện luận, có thể xác chứng chánh trí; vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận... trạng thái này nữa".
6) Pháp môn ấy là gì, do pháp môn ấy... "...không còn trở lui trạng thái này nữa"?
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, hoặc nội tâm có tham, sân, si, biết rõ: "Nội tâm ta có tham, sân, si"; hoặc nội tâm không có tham, sân, si, biết rõ: "Nội tâm ta không có tham, sân, si". Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, hoặc nội tâm có tham, sân, si biết rõ: "Nội tâm ta có tham, sân, si"; hoặc nội tâm không có tham, sân, si biết rõ: "Nội tâm ta không có tham, sân, si". Này các Tỷ-kheo, biết rõ chúng có mặt hay không có mặt trong tâm vị ấy, có phải chúng là những pháp do lòng tin được hiểu biết, hay do ưa thích được hiểu biết, hay do lắng nghe được hiểu biết, hay do suy tư về phương pháp được hiểu biết, hay do kham nhẫn, thích thú biện luận được hiểu biết?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Có phải các pháp này, do thấy chúng với trí tuệ nên được hiểu biết?
-- Thưa phải, bạch Thế Tôn.
-- Ðây là pháp môn, này các Tỷ-kheo, do pháp môn này, ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài suy tư về phương pháp, ngoài kham nhẫn, thích thú biện luận, có thể xác chứng với chánh trí; vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận... không còn trở lui trạng thái này nữa".
8-11) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi tai nghe tiếng... khi mũi ngửi hương... khi lưỡi nếm vị... khi thân cảm xúc...
12) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, khi ý biết pháp, hoặc nội tâm có tham, sân, si, biết rõ: "Nội tâm ta có tham, sân, si"; hoặc nội tâm không có tham, sân, si, biết rõ: "Nội tâm ta không có tham, sân, si". Này các Tỷ-kheo, khi ý biết pháp, hoặc biết rõ nội tâm có tham, sân, si: "Nội tâm ta có tham, sân, si", hoặc biết rõ nội tâm không có tham, sân, si: "Nội tâm ta không có tham, sân, si". Này các Tỷ-kheo, sự biết rõ chúng có mặt hay không có mặt trong tâm vị ấy, có phải chúng là những pháp do lòng tin được hiểu biết, hay do ưa thích được hiểu biết, hay do lắng nghe được hiểu biết, hay do suy tư về phương pháp được hiểu biết, hay do kham nhẫn, thích thú biện luận được hiểu biết?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Có phải các pháp này, do thấy chúng với trí tuệ nên được hiểu biết?
-- Thưa phải, bạch Thế Tôn.
13) -- Ðây là pháp môn, này các Tỷ-kheo, do pháp môn ấy, Tỷ-kheo ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài suy tư về pháp môn, hay ngoài kham nhẫn, thích thú biện luận, có thể xác chứng với chánh trí; vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
153. IX. Căn (S.iv,140)
1) ...
2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn...
3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- "Các căn được thành tựu", như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, các căn được thành tựu?
4) -- Nếu Tỷ-kheo quán sanh diệt trong nhãn căn, vị ấy nhàm chán đối với nhãn căn... trong nhĩ căn... trong tỷ căn... trong thiệt căn... trong thân căn... Nếu Tỷ-kheo quán sanh diệt trong ý căn, vị ấy nhàm chán đối với ý căn. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, khởi lên trí biết rằng: "Ta đã được giải thoát".Vị ấy biết rõ rằng: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
5) Cho đến như vậy, Tỷ-kheo thành tựu các căn.
154. X. Vị Thuyết Pháp (S.iv,141)
1) ...
2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn...
3) Ngồi xuống một bên. Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- "Vị thuyết pháp, vị thuyết pháp", bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là vị thuyết pháp?
4) -- Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp đưa đến nhàm chán, ly tham, đoạn diệt mắt, như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp. Nếu Tỷ-kheo thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với mắt, như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thành tựu pháp và thuận pháp. Nếu Tỷ-kheo do nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với mắt, được giải thoát không có chấp thủ, như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo chứng được Niết-bàn ngay trong hiện tại.
5-8) ... tai... mũi... lưỡi... thân...

9) Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp đưa đến nhàm chán, ly tham, đoạn diệt ý, như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp. Nếu Tỷ-kheo thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với ý, như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thực hành pháp và thuận pháp. Nếu Tỷ-kheo do nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với ý, được giải thoát không có chấp thủ, như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo đạt được Niết-bàn ngay trong hiện tại.

Chánh văn Pāḷi:
15. Navapurāṇavaggo
1. Kammanirodhasuttaṃ
146. ‘‘Navapurāṇāni , bhikkhave, kammāni desessāmi kammanirodhaṃ kammanirodhagāminiñca paṭipadaṃ. Taṃ suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha; bhāsissāmīti. Katamañca, bhikkhave, purāṇakammaṃ? Cakkhu, bhikkhave, purāṇakammaṃ abhisaṅkhataṃ abhisañcetayitaṃ vedaniyaṃ daṭṭhabbaṃ…pe… jivhā purāṇakammā abhisaṅkhatā abhisañcetayitā vedaniyā daṭṭhabbā…pe… mano purāṇakammo abhisaṅkhato abhisañcetayito vedaniyo daṭṭhabbo. Idaṃ vuccati, bhikkhave, purāṇakammaṃ. Katamañca, bhikkhave, navakammaṃ? Yaṃ kho, bhikkhave, etarahi kammaṃ karoti kāyena vācāya manasā, idaṃ vuccati, bhikkhave, navakammaṃ. Katamo ca, bhikkhave, kammanirodho? Yo kho, bhikkhave, kāyakammavacīkammamanokammassa nirodhā vimuttiṃ phusati, ayaṃ vuccati, bhikkhave, kammanirodho. Katamā ca, bhikkhave, kammanirodhagāminī paṭipadā? Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, seyyathidaṃ – sammādiṭṭhi, sammāsaṅkappo, sammāvācā, sammākammanto, sammāājīvo, sammāvāyāmo, sammāsati, sammāsamādhi – ayaṃ vuccati, bhikkhave, kammanirodhagāminī paṭipadā. Iti kho, bhikkhave, desitaṃ mayā purāṇakammaṃ, desitaṃ navakammaṃ, desito kammanirodho, desitā kammanirodhagāminī paṭipadā. Yaṃ kho, bhikkhave, satthārā karaṇīyaṃ sāvakānaṃ hitesinā anukampakena anukampaṃ upādāya, kataṃ vo taṃ mayā. Etāni, bhikkhave, rukkhamūlāni, etāni suññāgārāni. Jhāyatha, bhikkhave, mā pamādattha; mā pacchāvippaṭisārino ahuvattha. Ayaṃ vo amhākaṃ anusāsanī’’ti. Paṭhamaṃ.
2. Aniccanibbānasappāyasuttaṃ
147. ‘‘Nibbānasappāyaṃ vo, bhikkhave, paṭipadaṃ desessāmi. Taṃ suṇātha…pe… katamā ca sā, bhikkhave, nibbānasappāyā paṭipadā? Idha, bhikkhave, bhikkhu cakkhuṃ aniccanti passati, rūpā aniccāti passati, cakkhuviññāṇaṃ aniccanti passati, cakkhusamphasso aniccoti passati. Yampidaṃ cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi aniccanti passati…pe… jivhā aniccāti passati, rasā aniccāti passati, jivhāviññāṇaṃ aniccanti passati, jivhāsamphasso aniccoti passati , yampidaṃ jivhāsamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi aniccanti passati…pe… mano aniccoti passati, dhammā aniccāti passati, manoviññāṇaṃ aniccanti passati, manosamphasso aniccoti passati, yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi aniccanti passati. Ayaṃ kho sā, bhikkhave, nibbānasappāyā paṭipadā’’ti. Dutiyaṃ.
3. Dukkhanibbānasappāyasuttaṃ
148. ‘‘Nibbānasappāyaṃ vo, bhikkhave, paṭipadaṃ desessāmi. Taṃ suṇātha…pe… katamā ca sā, bhikkhave, nibbānasappāyā paṭipadā? Idha, bhikkhave, cakkhuṃ dukkhanti passati, rūpā dukkhāti passati, cakkhuviññāṇaṃ dukkhanti passati, cakkhusamphasso dukkhoti passati, yampidaṃ cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi dukkhanti passati…pe… jivhā dukkhāti passati…pe… mano dukkhoti passati, dhammā dukkhāti passati, manoviññāṇaṃ dukkhanti passati, manosamphasso dukkhoti passati, yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi dukkhanti passati. Ayaṃ kho sā, bhikkhave, nibbānasappāyā paṭipadā’’ti. Tatiyaṃ.
4. Anattanibbānasappāyasuttaṃ
149. ‘‘Nibbānasappāyaṃ vo, bhikkhave, paṭipadaṃ desessāmi. Taṃ suṇātha…pe… katamā ca sā, bhikkhave, nibbānasappāyā paṭipadā? Idha, bhikkhave, bhikkhu cakkhuṃ anattāti passati, rūpā anattāti passati, cakkhuviññāṇaṃ anattāti passati, cakkhusamphasso anattāti passati, yampidaṃ cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi anattāti passati…pe… mano anattāti passati, dhammā anattāti passati, manoviññāṇaṃ anattāti passati, manosamphasso anattāti passati, yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi anattāti passati. Ayaṃ kho sā, bhikkhave, nibbānasappāyā paṭipadā’’ti. Catutthaṃ.
5. Nibbānasappāyapaṭipadāsuttaṃ
150. ‘‘Nibbānasappāyaṃ vo, bhikkhave, paṭipadaṃ desessāmi. Taṃ suṇātha…pe… katamā ca sā, bhikkhave, nibbānasappāyā paṭipadā? Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, cakkhu niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti?
‘‘Aniccaṃ , bhante’’.
‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’’ti?
‘‘Dukkhaṃ, bhante’’.
‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’’ti?
‘‘No hetaṃ, bhante’’.
‘‘Rūpā niccā vā aniccā vā’’ti?
‘‘Aniccā, bhante’’…pe….
‘‘Cakkhuviññāṇaṃ… cakkhusamphasso…pe… yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti?
‘‘Aniccaṃ, bhante’’.
‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’’ti?
‘‘Dukkhaṃ, bhante’’.
‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’’ti?
‘‘No hetaṃ, bhante’’.
‘‘Evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako cakkhusmimpi nibbindati, rūpesupi nibbindati, cakkhuviññāṇepi nibbindati, cakkhusamphassepi nibbindati…pe… yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tasmimpi nibbindati . Nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati …pe… nāparaṃ itthattāyāti pajānāti. Ayaṃ kho sā, bhikkhave, nibbānasappāyā paṭipadā’’ti . Pañcamaṃ.
6. Antevāsikasuttaṃ
151. ‘‘Anantevāsikamidaṃ , bhikkhave, brahmacariyaṃ vussati anācariyakaṃ. Santevāsiko, bhikkhave, bhikkhu sācariyako dukkhaṃ na phāsu [phāsuṃ (sī. pī.)] viharati. Anantevāsiko, bhikkhave, bhikkhu anācariyako sukhaṃ phāsu viharati. Kathañca, bhikkhu, santevāsiko sācariyako dukkhaṃ na phāsu viharati? Idha, bhikkhave, bhikkhuno cakkhunā rūpaṃ disvā uppajjanti pāpakā akusalā dhammā sarasaṅkappā saṃyojaniyā. Tyāssa anto vasanti, antassa vasanti pāpakā akusalā dhammāti. Tasmā santevāsikoti vuccati. Te naṃ samudācaranti, samudācaranti naṃ pāpakā akusalā dhammāti. Tasmā sācariyakoti vuccati…pe….
‘‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhuno jivhāya rasaṃ sāyitvā uppajjanti pāpakā akusalā dhammā sarasaṅkappā saṃyojaniyā. Tyāssa anto vasanti, antassa vasanti pāpakā akusalā dhammāti. Tasmā santevāsikoti vuccati. Te naṃ samudācaranti, samudācaranti naṃ pāpakā akusalā dhammāti. Tasmā sācariyakoti vuccati…pe….
‘‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhuno manasā dhammaṃ viññāya uppajjanti pāpakā akusalā dhammā sarasaṅkappā saṃyojaniyā. Tyāssa anto vasanti, antassa vasanti pāpakā akusalā dhammāti. Tasmā santevāsikoti vuccati. Te naṃ samudācaranti, samudācaranti naṃ pāpakā akusalā dhammāti. Tasmā sācariyakoti vuccati. Evaṃ kho , bhikkhave, bhikkhu santevāsiko sācariyako dukkhaṃ, na phāsu viharati.
‘‘Kathañca, bhikkhave, bhikkhu anantevāsiko anācariyako sukhaṃ phāsu viharati? Idha, bhikkhave, bhikkhuno cakkhunā rūpaṃ disvā na uppajjanti pāpakā akusalā dhammā sarasaṅkappā saṃyojaniyā. Tyāssa na anto vasanti, nāssa anto vasanti pāpakā akusalā dhammāti . Tasmā anantevāsikoti vuccati. Te naṃ na samudācaranti, na samudācaranti naṃ pāpakā akusalā dhammāti. Tasmā anācariyakoti vuccati…pe….
‘‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhuno jivhāya rasaṃ sāyitvā na uppajjanti pāpakā akusalā dhammā sarasaṅkappā saṃyojaniyā. Tyāssa na anto vasanti, nāssa anto vasanti pāpakā akusalā dhammāti. Tasmā anantevāsikoti vuccati. Te naṃ na samudācaranti, na samudācaranti naṃ pāpakā akusalā dhammāti. Tasmā anācariyakoti vuccati…pe….
‘‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhuno manasā dhammaṃ viññāya na uppajjanti pāpakā akusalā dhammā sarasaṅkappā saṃyojaniyā. Tyāssa na anto vasanti, nāssa anto vasanti pāpakā akusalā dhammāti. Tasmā anantevāsikoti vuccati. Te naṃ na samudācaranti, na samudācaranti naṃ pāpakā akusalā dhammāti. Tasmā anācariyakoti vuccati. Evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu anantevāsiko anācariyako sukhaṃ phāsu viharati. Anantevāsikamidaṃ, bhikkhave, brahmacariyaṃ vussati . Anācariyakaṃ santevāsiko , bhikkhave, bhikkhu sācariyako dukkhaṃ, na phāsu viharati. Anantevāsiko, bhikkhave, bhikkhu anācariyako sukhaṃ phāsu viharatī’’ti. Chaṭṭhaṃ.
7. Kimatthiyabrahmacariyasuttaṃ
152. ‘‘Sace vo, bhikkhave, aññatitthiyā paribbājakā evaṃ puccheyyuṃ – ‘kimatthiyaṃ, āvuso, samaṇe gotame brahmacariyaṃ vussatī’ti? Evaṃ puṭṭhā tumhe, bhikkhave, tesaṃ aññatitthiyānaṃ paribbājakānaṃ evaṃ byākareyyātha – ‘dukkhassa kho, āvuso, pariññāya bhagavati brahmacariyaṃ vussatī’ti. Sace pana vo, bhikkhave, aññatitthiyā paribbājakā evaṃ puccheyyuṃ – ‘katamaṃ panāvuso, dukkhaṃ, yassa pariññāya samaṇe gotame brahmacariyaṃ vussatī’ti? Evaṃ puṭṭhā tumhe, bhikkhave, tesaṃ aññatitthiyānaṃ paribbājakānaṃ evaṃ byākareyyātha –
‘‘Cakkhu kho, āvuso, dukkhaṃ; tassa pariññāya bhagavati brahmacariyaṃ vussati. Rūpā dukkhā ; tesaṃ pariññāya bhagavati brahmacariyaṃ vussati. Cakkhuviññāṇaṃ dukkhaṃ; tassa pariññāya bhagavati brahmacariyaṃ vussati. Cakkhusamphasso dukkho; tassa pariññāya bhagavati brahmacariyaṃ vussati. Yampidaṃ cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi dukkhaṃ; tassa pariññāya bhagavati brahmacariyaṃ vussati…pe… jivhā dukkhā… mano dukkho; tassa pariññāya bhagavati brahmacariyaṃ vussati…pe… yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi dukkhaṃ; tassa pariññāya bhagavati brahmacariyaṃ vussati. Idaṃ kho, āvuso , dukkhaṃ; yassa pariññāya bhagavati brahmacariyaṃ vussatī’ti. Evaṃ puṭṭhā tumhe, bhikkhave, tesaṃ aññatitthiyānaṃ paribbājakānaṃ evaṃ byākareyyāthā’’ti. Sattamaṃ.
8. Atthinukhopariyāyasuttaṃ
153. ‘‘Atthi nu kho, bhikkhave, pariyāyo yaṃ pariyāyaṃ āgamma bhikkhu aññatreva saddhāya, aññatra ruciyā, aññatra anussavā, aññatra ākāraparivitakkā, aññatra diṭṭhinijjhānakkhantiyā aññaṃ byākareyya – ‘khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānāmī’’ti [pajānātīti (syā. kaṃ. pī. ka.)]? ‘‘Bhagavaṃmūlakā no, bhante, dhammā, bhagavaṃnettikā bhagavaṃpaṭisaraṇā. Sādhu vata, bhante, bhagavantaṃyeva paṭibhātu etassa bhāsitassa attho. Bhagavato sutvā bhikkhū dhāressantī’’ti. ‘‘Tena hi, bhikkhave, suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha; bhāsissāmī’’ti. ‘‘Evaṃ, bhante’’ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca – ‘‘atthi, bhikkhave, pariyāyo yaṃ pariyāyaṃ āgamma bhikkhu aññatreva saddhāya, aññatra ruciyā, aññatra anussavā, aññatra ākāraparivitakkā, aññatra diṭṭhinijjhānakkhantiyā aññaṃ byākareyya – ‘khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānāmī’’ti.
‘‘Katamo ca, bhikkhave, pariyāyo, yaṃ pariyāyaṃ āgamma bhikkhu aññatreva saddhāya…pe… aññatra diṭṭhinijjhānakkhantiyā aññaṃ byākaroti – ‘khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyāti pajānāmī’ti? Idha, bhikkhave, bhikkhu cakkhunā rūpaṃ disvā santaṃ vā ajjhattaṃ rāgadosamohaṃ, atthi me ajjhattaṃ rāgadosamohoti pajānāti ; asantaṃ vā ajjhattaṃ rāgadosamohaṃ, natthi me ajjhattaṃ rāgadosamohoti pajānāti. Yaṃ taṃ, bhikkhave, bhikkhu cakkhunā rūpaṃ disvā santaṃ vā ajjhattaṃ rāgadosamohaṃ, atthi me ajjhattaṃ rāgadosamohoti pajānāti; asantaṃ vā ajjhattaṃ rāgadosamohaṃ, natthi me ajjhattaṃ rāgadosamohoti pajānāti. Api nume, bhikkhave, dhammā saddhāya vā veditabbā, ruciyā vā veditabbā, anussavena vā veditabbā, ākāraparivitakkena vā veditabbā, diṭṭhinijjhānakkhantiyā vā veditabbā’’ti? ‘‘No hetaṃ , bhante’’. ‘‘Nanume, bhikkhave, dhammā paññāya disvā veditabbā’’ti? ‘‘Evaṃ, bhante’’. ‘‘Ayaṃ kho, bhikkhave, pariyāyo yaṃ pariyāyaṃ āgamma bhikkhu aññatreva saddhāya, aññatra ruciyā, aññatra anussavā, aññatra ākāraparivitakkā, aññatra diṭṭhinijjhānakkhantiyā aññaṃ byākaroti – ‘khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānāmī’’ti…pe….
‘‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu jivhāya rasaṃ sāyitvā santaṃ vā ajjhattaṃ…pe… rāgadosamohoti pajānāti; asantaṃ vā ajjhattaṃ rāgadosamohaṃ, natthi me ajjhattaṃ rāgadosamohoti pajānāti . Yaṃ taṃ, bhikkhave, jivhāya rasaṃ sāyitvā santaṃ vā ajjhattaṃ rāgadosamohaṃ, atthi me ajjhattaṃ rāgadosamohoti pajānāti; asantaṃ vā ajjhattaṃ rāgadosamohaṃ, natthi me ajjhattaṃ rāgadosamohoti pajānāti; api nume, bhikkhave, dhammā saddhāya vā veditabbā, ruciyā vā veditabbā, anussavena vā veditabbā, ākāraparivitakkena vā veditabbā, diṭṭhinijjhānakkhantiyā vā veditabbā’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’. ‘‘Nanume, bhikkhave, dhammā paññāya disvā veditabbā’’ti? ‘‘Evaṃ, bhante’’. ‘‘Ayampi kho, bhikkhave, pariyāyo yaṃ pariyāyaṃ āgamma bhikkhu aññatreva saddhāya, aññatra ruciyā, aññatra anussavā, aññatra ākāraparivitakkā, aññatra diṭṭhinijjhānakkhantiyā aññaṃ byākaroti – ‘khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānāmī’’ti [pajānātīti (syā. kaṃ. pī. ka.)] …pe….
‘‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu manasā dhammaṃ viññāya santaṃ vā ajjhattaṃ rāgadosamohaṃ, atthi me ajjhattaṃ rāgadosamohoti pajānāti; asantaṃ vā ajjhattaṃ rāgadosamohaṃ, natthi me ajjhattaṃ rāgadosamohoti pajānāti. Yaṃ taṃ, bhikkhave, bhikkhu manasā dhammaṃ viññāya santaṃ vā ajjhattaṃ rāgadosamohaṃ, atthi me ajjhattaṃ rāgadosamohoti pajānāti; asantaṃ vā ajjhattaṃ rāgadosamohaṃ, natthi me ajjhattaṃ rāgadosamohoti pajānāti; api nume, bhikkhave, dhammā saddhāya vā veditabbā, ruciyā vā veditabbā, anussavena vā veditabbā, ākāraparivitakkena vā veditabbā, diṭṭhinijjhānakkhantiyā vā veditabbā’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’. ‘‘Nanume, bhikkhave, dhammā paññāya disvā veditabbā’’ti? ‘‘Evaṃ, bhante’’. ‘‘Ayampi kho, bhikkhave, pariyāyo yaṃ pariyāyaṃ āgamma bhikkhu aññatreva saddhāya, aññatra ruciyā, aññatra anussavā, aññatra ākāraparivitakkā, aññatra diṭṭhinijjhānakkhantiyā aññaṃ byākaroti – ‘khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānāmī’’ti. Aṭṭhamaṃ.
9. Indriyasampannasuttaṃ
154. Atha kho aññataro bhikkhu yena bhagavā tenupasaṅkami…pe… ekamantaṃ nisinno kho so bhikkhu bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘‘indriyasampanno, indriyasampanno’ti, bhante, vuccati. Kittāvatā nu kho, bhante, indriyasampanno hotī’’ti?
‘‘Cakkhundriye ce, bhikkhu, udayabbayānupassī viharanto cakkhundriye nibbindati…pe… jivhindriye ce, bhikkhu, udayabbayānupassī viharanto jivhindriye nibbindati…pe… manindriye ce, bhikkhu, udayabbayānupassī viharanto manindriye nibbindati. Nibbindaṃ virajjati…pe… vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti. ‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānāti. Ettāvatā kho, bhikkhu, indriyasampanno hotī’’ti. Navamaṃ.
10. Dhammakathikapucchasuttaṃ
155. Atha kho aññataro bhikkhu yena bhagavā tenupasaṅkami…pe… ekamantaṃ nisinno kho so bhikkhu bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘‘dhammakathiko , dhammakathiko’ti, bhante, vuccati. Kittāvatā nu kho, bhante, dhammakathiko hotī’’ti?
‘‘Cakkhussa ce, bhikkhu nibbidāya virāgāya nirodhāya dhammaṃ deseti, ‘dhammakathiko bhikkhū’ti alaṃvacanāya. Cakkhussa ce, bhikkhu, nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti, ‘dhammānudhammappaṭipanno bhikkhū’ti alaṃvacanāya. Cakkhussa ce, bhikkhu, nibbidā virāgā nirodhā anupādāvimutto hoti, ‘diṭṭhadhammanibbānappatto bhikkhū’ti alaṃvacanāya…pe… jivhāya ce, bhikkhu, nibbidāya virāgāya nirodhāya dhammaṃ deseti, ‘dhammakathiko bhikkhū’ti alaṃvacanāya…pe… manassa ce, bhikkhu, nibbidāya virāgāya nirodhāya dhammaṃ deseti, ‘dhammakathiko bhikkhū’ti alaṃvacanāya. Manassa ce, bhikkhu, nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti, ‘dhammānudhammappaṭipanno bhikkhū’ti alaṃvacanāya. Manassa ce, bhikkhu, nibbidā virāgā nirodhā anupādāvimutto hoti, ‘diṭṭhadhammanibbānappatto bhikkhū’ti alaṃvacanāyā’’ti. Dasamaṃ.
Navapurāṇavaggo pañcadasamo.
Chú giải Pāḷi:
15. Navapurāṇavaggo
1. Kammanirodhasuttavaṇṇanā
146. Navapurāṇavaggassa paṭhame navapurāṇānīti navāni ca purāṇāni ca. Cakkhu, bhikkhave, purāṇakammanti na cakkhu purāṇaṃ, kammameva purāṇaṃ, kammato pana nibbattattā paccayanāmena evaṃ vuttaṃ. Abhisaṅkhatanti paccayehi abhisamāgantvā kataṃ. Abhisañcetayitanti cetanāya pakappitaṃ. Vedaniyaṃ daṭṭhabbanti vedanāya vatthūti passitabbaṃ. Nirodhā vimuttiṃ phusatīti imassa tividhassa kammassa nirodhena vimuttiṃ phusati. Ayaṃ vuccatīti ayaṃ tassā vimuttiyā ārammaṇabhūto nirodho kammanirodhoti vuccati. Iti imasmiṃ sutte pubbabhāgavipassanā kathitā.
2-5. Aniccanibbānasappāyasuttādivaṇṇanā
147-150. Dutiye nibbānasappāyanti nibbānassa sappāyaṃ upakārapaṭipadaṃ. Tatiyādīsupi eseva nayo. Paṭipāṭiyā pana catūsupi etesu suttesu saha vipassanāya cattāro maggā kathitā.
6-7. Antevāsikasuttādivaṇṇanā
151-152. Chaṭṭhe anantevāsikanti anto vasanakakilesavirahitaṃ. Anācariyakanti ācaraṇakakilesavirahitaṃ Antassa vasantīti anto assa vasanti. Te naṃ samudācarantīti te etaṃ adhibhavanti ajjhottharanti sikkhāpenti vā. ‘‘Evaṃ vejjakammaṃ karohi, evaṃ dūtakamma’’nti iti sikkhāpanasaṅkhātena samudācaraṇatthenassa te ācariyā nāma honti, tehi ācariyehi sācariyakoti vuccati. Sesamettha vuttanayeneva veditabbaṃ. Sattamaṃ heṭṭhā kathitanayameva.
8. Atthinukhopariyāyasuttavaṇṇanā
153. Aṭṭhame yaṃ pariyāyaṃ āgammāti yaṃ kāraṇaṃ āgamma. Aññatreva saddhāyāti vinā saddhāya saddhaṃ apanetvā. Ettha ca saddhāti na paccakkhā saddhā. Yo pana parassa evaṃ kira evaṃ kirāti kathentassa sutvā uppanno saddahanākāro, taṃ sandhāyetaṃ vuttaṃ. Ruciādīsupi rucāpetvā khamāpetvā atthetanti gahaṇākāro ruci nāma, evaṃ kira bhavissatīti anussavanaṃ anussavo, nisīditvā ekaṃ kāraṇaṃ cintentassa kāraṇaṃ upaṭṭhāti, evaṃ upaṭṭhitassa atthetanti gahaṇaṃ ākāraparivitakko nāma, kāraṇavitakkoti attho. Kāraṇaṃ cintentassa pāpikā laddhi uppajjati, taṃ atthesāti gahaṇākāro diṭṭhinijjhānakkhanti nāma. Aññaṃ byākareyyāti imāni pañca ṭhānāni muñcitvā arahattaṃ byākareyya. Imasmiṃ sutte sekhāsekhānaṃ paccavekkhaṇā kathitā.
9-10. Indriyasampannasuttādivaṇṇanā
154-155. Navame indriyasampannoti paripuṇṇindriyo. Tattha yena cha indriyāni sammasitvā arahattaṃ pattaṃ, so tehi nibbisevanehi indriyehi samannāgatattā, cakkhādīni vā cha indriyāni sammasantassa uppannehi saddhādīhi indriyehi samannāgatattā paripuṇṇindriyo nāma hoti, taṃ sandhāya bhagavā cakkhundriye cetiādinā nayena desanaṃ vitthāretvā ettāvatā kho bhikkhu indriyasampanno hotīti āha. Dasamaṃ heṭṭhā vuttanayamevāti.

No comments:

Post a Comment