Thursday, February 26, 2015

Tập III - TƯƠNG ƯNG UẨN - Chương I – Tương Ưng UẨN - Phẩm (I) NAKULAPITU - Bài 2 Devadaha

Bài 2 - Devadaha (Tạp, 5.6 Tây, Đại 2, 33b)(Tăng 41.4, Đại 2, 745b)(S.iii, 5)

Chánh văn tiếng Việt:
II. Devadaha (Tạp 5.6, Tây, Ðại 2,33b) (Tăng 41.4, Ðại 2,745b) (S.iii,5)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở giữa dân chúng Sakka, tại một thị trấn của dân chúng Sakka tên là Devadaha.
2) Lúc bấy giờ, một số đông Tỷ-kheo du hành ở phía Tây, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
3) Ngồi xuống một bên, các vị Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Chúng con muốn xin Thế Tôn cho phép chúng con đi đến quốc độ phương Tây. Chúng con muốn trú ở quốc độ phương Tây.
-- Này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo đã xin phép Sàriputta chưa?
-- Bạch Thế Tôn, chúng con chưa xin phép Tôn giả Sàriputta.
-- Này các Tỷ-kheo, vậy hãy xin phép Sàriputta. Sàriputta, này các Tỷ-kheo, là bậc Hiền trí, là người đỡ đầu các vị Tỷ-kheo đồng Phạm hạnh.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
4) Lúc bấy giờ, Tôn giả Sàriputta đang ngồi dưới cây ba đậu (elagalà: cassia), không xa Thế Tôn bao nhiêu.
5) Rồi các Tỷ-kheo ấy, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, rồi đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến, các vị ấy nói lên với Tôn giả Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên.
6) Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy nói với Tôn giả Sàriputta:
-- Chúng tôi muốn, thưa Hiền giả Sàriputta, đi đến quốc độ phương Tây. Chúng tôi muốn trú ở quốc độ phương Tây. Bậc Ðạo Sư đã cho phép chúng tôi.
7) -- Này các Hiền giả, có những người đặt câu hỏi với vị Tỷ-kheo thường đi các quốc độ khác nhau: Các Sát-đế-lị hiền trí, các Bà-la-môn hiền trí, các Gia chủ hiền trí, các Sa-môn hiền trí. Này chư Hiền giả, các bậc hiền trí với óc ưa quán sát, sẽ hỏi: "Bậc Ðạo Sư của Tôn giả nói gì, tuyên bố gì? Pháp có được chư Tôn giả khéo nghe, khéo nắm giữ, khéo tác ý, khéo thọ trì, khéo thâm nhập với trí tuệ không?" Ðể khi trả lời, các Tôn giả có thể lập lại các ý kiến của Thế Tôn, không có xuyên tạc Thế Tôn với điều không thật, có thể trả lời tùy pháp, đúng với Chánh pháp, và không để một vị đồng phạm hạnh nào, nói lời đúng pháp, có thể có lý do để quở trách.
8) -- Chúng tôi có thể đi đến thật xa, thưa Tôn giả, để nghe tận mặt Tôn giả Sàriputta nói về ý nghĩa của lời nói này! Lành thay, nếu được Tôn giả Sàriputta giải thích ý nghĩa của lời nói này!
9) -- Vậy này các Hiền giả, hãy lắng nghe và khéo tác ý, tôi sẽ nói.
-- Thưa vâng, Tôn giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sàriputta. Tôn giả Sàriputta nói như sau:
10) -- Này các Hiền giả, có những người đặt câu hỏi với vị Tỷ-kheo thường đi các quốc độ khác nhau: Các Sát-đế-lị hiền trí... các Sa-môn hiền trí. Này các Hiền giả, các bậc hiền trí với óc ưa quán sát, có thể hỏi: "Bậc Ðạo Sư của Tôn giả nói gì, tuyên bố gì?" Ðược hỏi vậy, này các Hiền giả, các Hiền giả phải trả lời: "Này các Hiền giả, bậc Ðạo Sư của chúng tôi nói đến sự điều phục dục và tham".
11) Ðược trả lời như vậy, này các Hiền giả, có thể có người hỏi thêm câu hỏi như sau: Có những vị Sát-đế-lị hiền trí... có những Sa-môn hiền trí. Này chư Hiền giả, các bậc hiền trí với óc ưa quán sát, có thể hỏi: "Ðối với cái gì, bậc Ðạo Sư của các Tôn giả nói đến sự điều phục dục và tham?" Ðược hỏi như vậy, này các Hiền giả, các Hiền giả phải trả lời như sau: "Ðối với sắc, này các Hiền giả, bậc Ðạo Sư chúng tôi nói về sự điều phục dục và tham... đối với thọ... đối với tưởng... đối với các hành... đối với thức, bậc Ðạo Sư chúng tôi nói về sự điều phục dục và tham".
12) Ðược trả lời như vậy, này các Hiền giả, có thể có người hỏi thêm như sau: Các Sát-đế-lị hiền trí... các Sa-môn hiền trí. Các vị hiền trí có óc quán sát, này các Hiền giả, có thể hỏi: "Nhưng thấy sự nguy hiểm gì, bậc Ðạo Sư các Tôn giả nói đến sự điều phục dục và tham đối với sắc... đối với thọ... đối với tưởng... đối với các hành, bậc Ðạo Sư các Tôn giả nói đến sự điều phục dục và tham đối với thức?" Ðược hỏi như vậy, này các Hiền giả, các Ông cần phải trả lời như sau: "Này các Hiền giả, đối với sắc, ai chưa viễn ly tham, chưa viễn ly dục, chưa viễn ly ái, chưa viễn ly khát, chưa viễn ly nhiệt tình, chưa viễn ly khát ái, khi sắc ấy biến hoại, đổi khác, sẽ khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não. Ðối với thọ... đối với tưởng... đối với các hành... đối với thức, ai chưa viễn ly tham, chưa viễn ly dục, chưa viễn ly ái, chưa viễn ly khát, chưa viễn ly nhiệt tình, chưa viễn ly khát ái, khi thức ấy biến hoại, đổi khác, sẽ khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não. Này chư Hiền giả, do thấy sự nguy hiểm này đối với sắc mà bậc Ðạo Sư của chúng tôi nói lên sự điều phục dục và tham".
13) Ðược trả lời như vậy, này các Hiền giả, có thể có người hỏi thêm như sau: Các Sát-đế-lị hiền trí... các Sa-môn hiền trí. Các vị hiền trí có óc quán sát, này các Hiền giả, (có thể hỏi): "Nhưng thấy sự lợi ích gì, bậc Ðạo Sư các Tôn giả nói đến sự điều phục dục và tham đối với sắc... đối với thọ... đối với tưởng... đối với các hành; bậc Ðạo Sư các Tôn giả nói đến sự điều phục dục và tham đối với thức?" Ðược hỏi vậy, này các Hiền giả, các Hiền giả phải trả lời như sau: "Ðối với sắc, này các Hiền giả, ai đã viễn ly tham, đã viễn ly dục, đã viễn ly ái, đã viễn ly khát, đã viễn ly nhiệt tình, đã viễn ly khát ái, khi sắc ấy biến hoại, đổi khác, sẽ không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não. Ðối với thọ... đối với tưởng... đối với các hành... đối với thức, này các Hiền giả, ai đã viễn ly tham, đã viễn ly dục, đã viễn ly ái, đã viễn ly khát, đã viễn ly nhiệt tình, đã viễn ly khát ái, khi thức ấy biến hoại, đổi khác, sẽ không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não. Do thấy sự lợi ích này, này các Hiền giả, bậc Ðạo Sư của chúng tôi nói đến sự điều phục dục và tham đối với sắc... đối với thọ... đối với tưởng... đối với các hành; bậc Ðạo Sư của chúng tôi nói đến sự điều phục dục và tham đối với thức".
14) Và này các Hiền giả, đạt được và an trú trong các bất thiện pháp và ngay trong đời sống hiện tại, sống được an lạc, không bị chướng ngại, không bị ưu não, không bị nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ được sanh thiện thú, đây không phải là sự đoạn tận các bất thiện pháp được Thế Tôn tán thán.
15) Nhưng này các Hiền giả, vì rằng đạt được và an trú trong các bất thiện pháp, và ngay trong đời sống hiện tại, sống bị đau khổ, bị chướng ngại, bị ưu não, bị nhiệt não và sau khi thân hoại mạng chung, sẽ phải sanh ác thú. Do vậy, đây là sự đoạn tận các bất thiện pháp được Thế Tôn tán thán.
16) Và này các Hiền giả, đạt được và an trú trong các thiện pháp, và ngay trong đời sống hiện tại, sống đau khổ, bị chướng ngại, bị ưu não, bị nhiệt não, và sau khi thân hoại mạng chung, sẽ phải sanh ác thú. Ðây không phải là sự thành tựu các thiện pháp được Thế Tôn tán thán.
17) Nhưng này các Hiền giả, vì rằng đạt được và an trú trong các thiện pháp, và ngay trong đời sống hiện tại, sống được an lạc, không bị chướng ngại, không bị ưu não, không bị nhiệt não, và sau khi thân hoại mạng chung, sẽ được sanh thiện thú. Do vậy, đây là sự thành tựu các thiện pháp, được Thế Tôn tán thán.

18) Tôn giả Sàriputta thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Sàriputta nói.

Chánh văn Pāḷi:
2. Devadahasuttaṃ
2. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā sakkesu [sakyesu (ka.)] viharati devadahaṃ nāma sakyānaṃ nigamo. Atha kho sambahulā pacchābhūmagamikā bhikkhū yena bhagavā tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho te bhikkhū bhagavantaṃ etadavocuṃ – ‘‘icchāma mayaṃ, bhante, pacchābhūmaṃ janapadaṃ gantuṃ, pacchābhūme janapade nivāsaṃ kappetu’’nti.
‘‘Apalokito pana vo, bhikkhave, sāriputto’’ti? ‘‘Na kho no, bhante, apalokito āyasmā sāriputto’’ti. ‘‘Apaloketha, bhikkhave, sāriputtaṃ. Sāriputto, bhikkhave, paṇḍito, bhikkhūnaṃ anuggāhako sabrahmacārīna’’nti. ‘‘Evaṃ bhante’’ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ.
Tena kho pana samayena āyasmā sāriputto bhagavato avidūre aññatarasmiṃ eḷagalāgumbe nisinno hoti. Atha kho te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā bhagavantaṃ abhivādetvā padakkhiṇaṃ katvā yenāyasmā sāriputto tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā āyasmatā sāriputtena saddhiṃ sammodiṃsu. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ [sārāṇīyaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)] vītisāretvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho te bhikkhū āyasmantaṃ sāriputtaṃ etadavocuṃ – ‘‘icchāma mayaṃ, āvuso sāriputta, pacchābhūmaṃ janapadaṃ gantuṃ, pacchābhūme janapade nivāsaṃ kappetuṃ. Apalokito no satthā’’ti.
‘‘Santi hāvuso, nānāverajjagataṃ bhikkhuṃ pañhaṃ pucchitāro – khattiyapaṇḍitāpi brāhmaṇapaṇḍitāpi gahapatipaṇḍitāpi samaṇapaṇḍitāpi. Paṇḍitā hāvuso, manussā vīmaṃsakā – ‘kiṃvādī panāyasmantānaṃ [kiṃvādāyasmantānaṃ (pī. ka.)] satthā kimakkhāyīti, kacci vo āyasmantānaṃ dhammā sussutā suggahitā sumanasikatā sūpadhāritā suppaṭividdhā paññāya, yathā byākaramānā āyasmanto vuttavādino ceva bhagavato assatha, na ca bhagavantaṃ abhūtena abbhācikkheyyātha, dhammassa cānudhammaṃ byākareyyātha, na ca koci sahadhammiko vādānuvādo [vādānupāto (aṭṭhakathāyaṃ pāṭhantaraṃ)] gārayhaṃ ṭhānaṃ āgaccheyyā’’’ti?
‘‘Dūratopi kho mayaṃ, āvuso, āgaccheyyāma āyasmato sāriputtassa santike etassa bhāsitassa atthamaññātuṃ. Sādhu vatāyasmantaṃyeva sāriputtaṃ paṭibhātu etassa bhāsitassa attho’’ti. ‘‘Tena hāvuso, suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha; bhāsissāmī’’ti. ‘‘Evamāvuso’’ti kho te bhikkhū āyasmato sāriputtassa paccassosuṃ. Āyasmā sāriputto etadavoca –
‘‘Santi hāvuso, nānāverajjagataṃ bhikkhuṃ pañhaṃ pucchitāro – khattiyapaṇḍitāpi …pe… samaṇapaṇḍitāpi. Paṇḍitā hāvuso, manussā vīmaṃsakā– ‘kiṃvādī panāyasmantānaṃ satthā kimakkhāyī’ti? Evaṃ puṭṭhā tumhe, āvuso, evaṃ byākareyyātha – ‘chandarāgavinayakkhāyī kho no, āvuso, satthā’’’ti.
‘‘Evaṃ byākatepi kho, āvuso, assuyeva uttariṃ pañhaṃ pucchitāro – khattiyapaṇḍitāpi…pe… samaṇapaṇḍitāpi. Paṇḍitā hāvuso, manussā vīmaṃsakā – ‘kismiṃ panāyasmantānaṃ chandarāgavinayakkhāyī satthā’ti? Evaṃ puṭṭhā tumhe, āvuso, evaṃ byākareyyātha – ‘rūpe kho, āvuso, chandarāgavinayakkhāyī satthā, vedanāya… saññāya… saṅkhāresu… viññāṇe chandarāgavinayakkhāyī satthā’’’ti.
‘‘Evaṃ byākatepi kho, āvuso, assuyeva uttariṃ pañhaṃ pucchitāro – khattiyapaṇḍitāpi…pe… samaṇapaṇḍitāpi. Paṇḍitā hāvuso, manussā vīmaṃsakā – ‘kiṃ panāyasmantānaṃ ādīnavaṃ disvā rūpe chandarāgavinayakkhāyī satthā, vedanāya… saññāya… saṅkhāresu… viññāṇe chandarāgavinayakkhāyī satthā’ti? Evaṃ puṭṭhā tumhe, āvuso, evaṃ byākareyyātha – ‘rūpe kho, āvuso , avigatarāgassa [avītarāgassa (syā. kaṃ.)]avigatachandassa avigatapemassa avigatapipāsassa avigatapariḷāhassa avigatataṇhassa tassa rūpassa vipariṇāmaññathābhāvā uppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā. Vedanāya… saññāya… saṅkhāresu avigatarāgassa…pe… avigatataṇhassa tesaṃ saṅkhārānaṃ vipariṇāmaññathābhāvā uppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā. Viññāṇe avigatarāgassa avigatachandassa avigatapemassa avigatapipāsassa avigatapariḷāhassa avigatataṇhassa tassa viññāṇassa vipariṇāmaññathābhāvā uppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā. Idaṃ kho no, āvuso, ādīnavaṃ disvā rūpe chandarāgavinayakkhāyī satthā, vedanāya… saññāya… saṅkhāresu… viññāṇe chandarāgavinayakkhāyī satthā’’’ti.
‘‘Evaṃ byākatepi kho, āvuso, assuyeva uttariṃ pañhaṃ pucchitāro – khattiyapaṇḍitāpi brāhmaṇapaṇḍitāpi gahapatipaṇḍitāpi samaṇapaṇḍitāpi. Paṇḍitā hāvuso, manussā vīmaṃsakā – ‘kiṃ panāyasmantānaṃ ānisaṃsaṃ disvā rūpe chandarāgavinayakkhāyī satthā, vedanāya… saññāya… saṅkhāresu… viññāṇe chandarāgavinayakkhāyī satthā’ti? Evaṃ puṭṭhā tumhe , āvuso, evaṃ byākareyyātha – ‘rūpe kho, āvuso, vigatarāgassa vigatachandassa vigatapemassa vigatapipāsassa vigatapariḷāhassa vigatataṇhassa tassa rūpassa vipariṇāmaññathābhāvā nuppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā. Vedanāya… saññāya… saṅkhāresu vigatarāgassa vigatachandassa vigatapemassa vigatapipāsassa vigatapariḷāhassa vigatataṇhassa tesaṃ saṅkhārānaṃ vipariṇāmaññathābhāvā nuppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā. Viññāṇe vigatarāgassa vigatachandassa vigatapemassa vigatapipāsassa vigatapariḷāhassa vigatataṇhassa tassa viññāṇassa vipariṇāmaññathābhāvā nuppajjantisokaparidevadukkhadomanassupāyāsā. Idaṃ kho no, āvuso, ānisaṃsaṃ disvā rūpe chandarāgavinayakkhāyī satthā, vedanāya… saññāya… saṅkhāresu… viññāṇe chandarāgavinayakkhāyī satthā’’’ti.
‘‘Akusale cāvuso, dhamme upasampajja viharato diṭṭhe ceva dhamme sukho vihāro abhavissa avighāto anupāyāso apariḷāho, kāyassa ca bhedā paraṃ maraṇā sugati pāṭikaṅkhā, nayidaṃ bhagavā akusalānaṃ dhammānaṃ pahānaṃ vaṇṇeyya. Yasmā ca kho, āvuso, akusale dhamme upasampajja viharato diṭṭhe ceva dhamme dukkho vihāro savighāto saupāyāso sapariḷāho, kāyassa ca bhedā paraṃ maraṇā duggati pāṭikaṅkhā, tasmā bhagavā akusalānaṃ dhammānaṃ pahānaṃ vaṇṇeti.
‘‘Kusale cāvuso, dhamme upasampajja viharato diṭṭhe ceva dhamme dukkho vihāro abhavissa savighāto saupāyāso sapariḷāho, kāyassa ca bhedā paraṃ maraṇā duggati pāṭikaṅkhā, nayidaṃ bhagavā kusalānaṃ dhammānaṃ upasampadaṃ vaṇṇeyya. Yasmā ca kho, āvuso, kusale dhamme upasampajja viharato diṭṭhe ceva dhamme sukho vihāro avighāto anupāyāso apariḷāho, kāyassa ca bhedā paraṃ maraṇā sugati pāṭikaṅkhā, tasmā bhagavā kusalānaṃ dhammānaṃ upasampadaṃ vaṇṇetī’’ti.
Idamavocāyasmā sāriputto. Attamanā te bhikkhū āyasmato sāriputtassa bhāsitaṃ abhinandunti. Dutiyaṃ.
Chú giải Pāḷi:
2. Devadahasuttavaṇṇanā
2. Dutiye devadahanti devā vuccanti rājāno, tesaṃ maṅgaladaho, sayaṃjāto vā so dahoti, tasmā ‘‘devadaho’’ti vutto. Tassa avidūre nigamo devadahantveva napuṃsakaliṅgavasena saṅkhaṃ gato. Pacchābhūmagamikāti pacchābhūmaṃ aparadisāyaṃ niviṭṭhaṃ janapadaṃ gantukāmā. Nivāsanti temāsaṃ vassāvāsaṃ. Apalokitoti āpucchito. Apalokethāti āpucchatha. Kasmā theraṃ āpucchāpeti? Te sabhāre kātukāmatāya. Yo hi ekavihāre vasantopi santikaṃ na gacchati pakkamanto anāpucchā pakkamati, ayaṃ nibbhāro nāma. Yo ekavihāre vasantopi āgantvā passati, pakkamanto āpucchati, ayaṃ sabhāro nāma. Imepi bhikkhū bhagavā ‘‘evamime sīlādīhi vaḍḍhissantī’’ti sabhāre kātukāmo āpucchāpeti.
Paṇḍitoti dhātukosallādinā catubbidhena paṇḍiccena samannāgato. Anuggāhakoti āmisānuggahena ca dhammānuggahena cāti dvīhipi anuggahehi anuggāhako. Thero kira aññe bhikkhū viya pātova piṇḍāya agantvā sabbabhikkhūsu gatesu sakalaṃ saṅghārāmaṃ anuvicaranto asammaṭṭhaṭṭhānaṃ sammajjati, achaḍḍitaṃ kacavaraṃ chaḍḍeti, saṅghārāme dunnikkhittāni mañcapīṭhadārubhaṇḍamattikābhaṇḍāni paṭisāmeti. Kiṃ kāraṇā? ‘‘Mā aññatitthiyā vihāraṃ paviṭṭhā disvā paribhavaṃ akaṃsū’’ti. Tato gilānasālaṃ gantvā gilāne assāsetvā ‘‘kenattho’’ti pucchitvā yena attho hoti, tadatthaṃ tesaṃ daharasāmaṇere ādāya bhikkhācāravattena vā sabhāgaṭṭhāne vā bhesajjaṃ pariyesitvā tesaṃ datvā, ‘‘gilānupaṭṭhānaṃ nāma buddhapaccekabuddhehi vaṇṇitaṃ, gacchatha sappurisā appamattā hothā’’ti te pesetvā sayaṃ piṇḍāya caritvā upaṭṭhākakule vā bhattakiccaṃ katvā vihāraṃ gacchati. Idaṃ tāvassa nibaddhavāsaṭṭhāne āciṇṇaṃ.
Bhagavati pana cārikaṃ caramāne ‘‘ahaṃ aggasāvako’’ti upāhanaṃ āruyha chattaṃ gahetvā purato purato na gacchati. Ye pana tattha mahallakā vā ābādhikā vā atidaharā vā, tesaṃ rujjanaṭṭhānāni telena makkhāpetvā pattacīvaraṃ attano daharasāmaṇerehi gāhāpetvā taṃdivasaṃ vā dutiyadivasaṃ vā te gaṇhitvāva gacchati. Ekadivasañhi taññeva āyasmantaṃ ativikāle sampattattā senāsanaṃ alabhitvā, cīvarakuṭiyaṃ nisinnaṃ disvā, satthā punadivase bhikkhusaṅghaṃ sannipātāpetvā, hatthivānaratittiravatthuṃ kathetvā, ‘‘yathāvuḍḍhaṃ senāsanaṃ dātabba’’nti sikkhāpadaṃ paññāpesi. Evaṃ tāvesa āmisānuggahena anuggaṇhāti. Ovadanto panesa satavārampi sahassavārampi tāva ovadati, yāva so puggalo sotāpattiphale patiṭṭhāti, atha naṃ vissajjetvā aññaṃ ovadati. Iminā nayena ovadato cassa ovāde ṭhatvā arahattaṃ pattā gaṇanapathaṃ atikkantā. Evaṃ dhammānuggahena anuggaṇhāti.
Paccassosunti te bhikkhū ‘‘amhākaṃ neva upajjhāyo, na ācariyo na sandiṭṭhasambhatto. Kiṃ tassa santike karissāmā’’ti? Tuṇhībhāvaṃ anāpajjitvā ‘‘evaṃ, bhante’’ti satthu vacanaṃ sampaṭicchiṃsu. Eḷagalāgumbeti gacchamaṇḍapake. So kira eḷagalāgumbo dhuvasalilaṭṭhāne jāto. Athettha catūhi pādehi maṇḍapaṃ katvā tassa upari taṃ gumbaṃ āropesuṃ, so taṃ maṇḍapaṃ chādesi. Athassa heṭṭhā iṭṭhakāhi paricinitvā vālikaṃ okiritvā āsanaṃ paññāpayiṃsu. Sītalaṃ divāṭṭhānaṃ udakavāto vāyati. Thero tasmiṃ nisīdi. Taṃ sandhāya vuttaṃ ‘‘eḷagalāgumbe’’ti.
Nānāverajjagatanti ekassa rañño rajjato nānāvidhaṃ rajjagataṃ. Virajjanti aññaṃ rajjaṃ. Yathā hi sadesato añño videso, evaṃ nivuttharajjato aññaṃ rajjaṃ virajjaṃ nāma, taṃ verajjanti vuttaṃ. Khattiyapaṇḍitāti bimbisārakosalarājādayo paṇḍitarājāno. Brāhmaṇapaṇḍitāti caṅkītārukkhādayo paṇḍitabrāhmaṇā. Gahapatipaṇḍitāti cittasudattādayo paṇḍitagahapatayo. Samaṇapaṇḍitāti sabhiyapilotikādayo paṇḍitaparibbājakā Vīmaṃsakāti atthagavesino. Kiṃvādīti kiṃ attano dassanaṃ vadati, kiṃ laddhikoti attho. Kimakkhāyīti kiṃ sāvakānaṃ ovādānusāsaniṃ ācikkhati? Dhammassa cānudhammanti bhagavatā vuttabyākaraṇassa anubyākaraṇaṃ. Sahadhammikoti sakāraṇo. Vādānuvādoti bhagavatā vuttavādassa anuvādo. ‘‘Vādānupāto’’tipi pāṭho, satthu vādassa anupāto anupatanaṃ, anugamananti attho. Imināpi vādaṃ anugato vādoyeva dīpito hoti.
Avigatarāgassātiādīsu taṇhāvaseneva attho veditabbo. Taṇhā hi rajjanato rāgo, chandiyanato chando, piyāyanaṭṭhena pemaṃ, pivitukāmaṭṭhena pipāsā, anudahanaṭṭhenapariḷāhoti vuccati. Akusale cāvuso, dhammetiādi kasmā āraddhaṃ? Pañcasu khandhesu avītarāgassa ādīnavaṃ , vītarāgassa ca ānisaṃsaṃ dassetuṃ. Tatra avighātoti niddukkho.Anupāyāsoti nirupatāpo. Apariḷāhoti niddāho. Evaṃ sabbattha attho veditabbo. Dutiyaṃ.

Tập III - TƯƠNG ƯNG UẨN - Chương I – Tương Ưng UẨN - Phẩm (I) NAKULAPITU - Bài 1 Nakulapita

Bài 1 - Nakulapita (Tạp, 5.5 Trưởng Giả, Đại 2, 33a)(Tăng 13.4, Đại 2, 573a)(S.iii, 1)

Bài giảng: 
https://www.youtube.com/watch?v=rkTz5gTtPRw
http://www.mediafire.com/listen/6fry8i2pnh5tge5/[2015-02-26][TUK3]_Ch1_Bai_1-Nakulapita_2-Devadaha.mp3
http://www.mediafire.com/view/qooip86x41ika66/txt_2015-02-26_TUK3_Ch1_Bai_1-2.rtf

Chánh văn tiếng Việt:

Tương Ưng Uẩn (a)

A. Năm Mươi Kinh Căn Bản
I. Phẩm Nakulapità
I. Nakulapità (Tạp, 5.5 Trưởng Giả, Ðại 2,33a) (Tăng 13.4, Ðại 2,573a) (S.iii,1)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn sống giữa dân chúng Bhayga, tại núi Cá Sấu, rừng Bhesaka, vườn Nai.
2) Rồi gia chủ Nakulapità đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
3) Ngồi xuống một bên, gia chủ Nakulapità bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, con đã già, tuổi lớn, trưởng lão, cao niên, đã đạt đến tuổi thọ, thân bịnh hoạn, luôn luôn ốm đau. Bạch Thế Tôn, con không được thường thấy Thế Tôn và các vị Tỷ-kheo đáng kính. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn hãy giáo giới cho con! Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn hãy giảng dạy cho con! Nhờ vậy, con được hạnh phúc, an lạc lâu dài.
4) -- Thật sự là vậy, này Gia chủ. Thật sự là vậy, này Gia chủ. Thân của Gia chủ, này Gia chủ, là bịnh hoạn, ốm đau, bị nhiễm ô che đậy. Ai mang cái thân này, này Gia chủ, lại tự cho là không bịnh, dầu chỉ trong một giây phút; người ấy phải là người ngu! Do vậy, này Gia chủ, Gia chủ cần phải học tập như sau: "Dầu cho thân tôi có bịnh, tâm sẽ không bị bịnh". Như vậy, này Gia chủ, Gia chủ cần phải học tập.
5) Rồi gia chủ Nakulapità sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Sàriputta rồi ngồi xuống một bên.
6) Tôn giả Sàriputta nói với gia chủ Nakulapità đang ngồi một bên:
-- Này Gia chủ, tịch tịnh là các căn của Gia chủ; thanh tịnh và trong sáng là sắc diện của Gia chủ. Có phải hôm nay Gia chủ đối diện với Thế Tôn, được nghe pháp thoại?
-- Làm sao không thể như vậy được, thưa Tôn giả? Hôm nay, thưa Tôn giả, con được rưới với nước bất tử, nhờ Thế Tôn giảng cho pháp thoại!
-- Như thế nào, này Gia chủ, Gia chủ được rưới với nước bất tử, nhờ Thế Tôn giảng cho pháp thoại?
7) -- Ở đây, thưa Tôn giả, con đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thưa Tôn giả, con bạch Thế Tôn:
"-- Bạch Thế Tôn, con đã già, tuổi lớn, trưởng lão, cao niên, đã đạt đến tuổi thọ, thân bịnh hoạn, luôn luôn ốm đau. Bạch Thế Tôn, con không được thường thấy Thế Tôn và các Tỷ-kheo đáng kính. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn giáo giới cho con! Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn giảng dạy cho con! Nhờ vậy con được hạnh phúc, an lạc lâu dài!"
Ðược nghe nói vậy, thưa Tôn giả, Thế Tôn nói với con:
"-- Thật sự là vậy, này Gia chủ. Thật sự là vậy, này Gia chủ. Thân của Gia chủ, này Gia chủ, là bịnh hoạn, ốm yếu, bị nhiễm ô che đậy. Ai mang cái thân này, này Gia chủ, lại tự cho là không bịnh, dầu chỉ trong một giây phút; người ấy phải là người ngu! Do vậy, này Gia chủ, Gia chủ cần phải học tập như sau: 'Dầu thân tôi có bịnh, tâm sẽ không bị bịnh!"
Như vậy, thưa Tôn giả, con được rưới với nước bất tử, nhờ Thế Tôn giảng cho pháp thoại.
8) -- Nhưng này Gia chủ, Gia chủ có hỏi thêm Thế Tôn như sau: "Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là thân bị bịnh và tâm cũng bị bịnh? Cho đến như thế nào là thân bị bịnh, nhưng tâm không bị bịnh không?"
9) -- Thưa Tôn giả, con có thể đi đến thật xa để nghe tận mặt Tôn giả Sàriputta ý nghĩa của lời nói này. Lành thay, nếu được Tôn giả Sàriputta giải thích ý nghĩa của lời nói này!
10) -- Vậy này Gia chủ, hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, ta sẽ nói.
-- Thưa vâng, Tôn giả.
Gia chủ Nakulapità vâng đáp Tôn giả Sàriputta.
11) Tôn giả Sàriputta nói như sau:
-- Thế nào, này Gia chủ, là thân bịnh và tâm bịnh?
12) Ở đây, này Gia chủ, có kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không thấy rõ các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc. Vị ấy bị ám ảnh: "Sắc là ta, sắc là của ta". Do bị ám ảnh: "Sắc là ta, sắc là của ta." khi sắc biến hoại, đổi khác; do sắc biến hoại, đổi khác, nên vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!
13) Vị ấy quán thọ như là tự ngã, hay tự ngã như là có thọ, hay thọ ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thọ. Vị ấy bị ám ảnh: "Thọ là ta, thọ là của ta". Do bị ám ảnh: "Thọ là ta, thọ là của ta" khi thọ biến hoại, đổi khác; nên do thọ biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!
14) Vị ấy quán tưởng như là tự ngã, hay tự ngã như là có tưởng, hay tưởng ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong tưởng. Vị ấy bị ám ảnh: "Tưởng là ta, tưởng là của ta". Do bị ám ảnh: "Tưởng là ta, tưởng là của ta" khi tưởng biến hoại, đổi khác; nên do tưởng biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!
15) Vị ấy quán các hành như là tự ngã hay tự ngã như là có các hành, hay các hành ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong các hành. Vị ấy bị ám ảnh: "Các hành là ta, các hành là của ta". Do bị ám ảnh: "Các hành là ta, các hành là của ta" khi các hành biến hoại, đổi khác; do các hành biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!
16) Vị ấy quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Vị ấy bị ám ảnh: "Thức là ta, thức là của ta" khi thức biến hoại, đổi khác; nên do thức biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!
17) Như vậy, này Gia chủ, là thân có bịnh và tâm có bịnh.
18) Thế nào, này Gia chủ, là thân có bịnh nhưng tâm không có bịnh?
19) Ở đây, này Gia chủ, vị đa văn Thánh đệ tử hiểu rõ các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, hiểu rõ các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân, không quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc. Vị ấy không bị ám ảnh: "Sắc là ta, sắc là của ta". Do vị ấy không bị ám ảnh: "Sắc là ta, sắc là của ta" khi sắc biến hoại, đổi khác; nên không do sắc biến hoại, đổi khác mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!
20) Không quán thọ như là tự ngã, hay tự ngã như là có thọ, hay thọ ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thọ. Vị ấy không bị ám ảnh: "Thọ là ta, thọ là của ta". Do vị ấy không bị ám ảnh: "Thọ là ta, thọ là của ta" khi thọ biến hoại, đổi khác; nên không do thọ biến hoại, đổi khác, mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!
21) Không quán tưởng như là tự ngã, hay tự ngã như là có tưởng, hay tưởng ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong tưởng. Vị ấy không bị ám ảnh: "Tưởng là ta, tưởng là của ta". Do vị ấy không bị ám ảnh: "Tưởng là ta, tưởng là của ta" khi tưởng biến hoại, đổi khác; nên không do tưởng biến hoại, đổi khác mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!
22) Không quán các hành như là tự ngã, hay tự ngã như là có hành, hay các hành ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong các hành. Vị ấy không bị ám ảnh: "Các hành là ta, các hành là của ta". Do vị ấy không bị ám ảnh: "Các hành là ta, các hành là của ta" khi các hành biến hoại, đổi khác; nên không do các hành biến hoại, đổi khác mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!
23) Không quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Vị ấy không bị ám ảnh: "Thức là ta, thức là của ta". Do vị ấy không bị ám ảnh: "Thức là ta, thức là của ta" khi thức biến hoại, đổi khác; nên không do thức biến hoại, đổi khác mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!
24) Như vậy, này Gia chủ, là thân có bịnh, nhưng tâm không có bịnh.

25) Tôn giả Sàriputta thuyết như vậy, gia chủ Nakulapità hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Sàriputta thuyết.

Chánh văn Pāḷi:
1. Khandhasaṃyuttaṃ
1. Nakulapituvaggo
1. Nakulapitusuttaṃ
1. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā bhaggesu viharati susumāragire [suṃsumāragire (sī. syā. kaṃ. pī.)] bhesakaḷāvane migadāye. Atha kho nakulapitā gahapati yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho nakulapitā gahapati bhagavantaṃ etadavoca –
‘‘Ahamasmi , bhante, jiṇṇo vuḍḍho mahallako addhagato vayoanuppatto āturakāyo abhikkhaṇātaṅko. Aniccadassāvī kho panāhaṃ, bhante, bhagavato manobhāvanīyānañca bhikkhūnaṃ. Ovadatu maṃ, bhante, bhagavā; anusāsatu maṃ, bhante, bhagavā; yaṃ mamassa dīgharattaṃ hitāya sukhāyā’’ti.
‘‘Evametaṃ, gahapati, evametaṃ, gahapati! Āturo hāyaṃ, gahapati, kāyo aṇḍabhūto pariyonaddho. Yo hi, gahapati, imaṃ kāyaṃ pariharanto muhuttampi ārogyaṃ paṭijāneyya, kimaññatra bālyā? Tasmātiha te, gahapati, evaṃ sikkhitabbaṃ – ‘āturakāyassa me sato cittaṃ anāturaṃ bhavissatī’ti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabba’’nti.
Atha kho nakulapitā gahapati bhagavato bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā bhagavantaṃ abhivādetvā padakkhiṇaṃ katvā yenāyasmā sāriputto tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṃ sāriputtaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho nakulapitaraṃ gahapatiṃ āyasmā sāriputto etadavoca – ‘‘vippasannāni kho te, gahapati, indriyāni; parisuddho mukhavaṇṇo pariyodāto. Alattha no ajja bhagavato sammukhā dhammiṃ kathaṃ savanāyā’’ti?
‘‘Kathañhi no siyā, bhante! Idānāhaṃ, bhante, bhagavatā dhammiyā kathāya amatena abhisitto’’ti. ‘‘Yathā kathaṃ pana tvaṃ, gahapati, bhagavatā dhammiyā kathāya amatena abhisitto’’ti? ‘‘Idhāhaṃ, bhante, yena bhagavā tenupasaṅkamiṃ; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdiṃ. Ekamantaṃ nisinno khvāhaṃ, bhante, bhagavantaṃ etadavocaṃ – ‘ahamasmi, bhante, jiṇṇo vuḍḍho mahallako addhagato vayoanuppatto āturakāyo abhikkhaṇātaṅko. Aniccadassāvī kho panāhaṃ, bhante, bhagavato manobhāvanīyānañca bhikkhūnaṃ. Ovadatu maṃ, bhante, bhagavā; anusāsatu maṃ, bhante, bhagavā; yaṃ mamassa dīgharattaṃ hitāya sukhāyā’’’ti.
‘‘Evaṃ vutte , maṃ, bhante, bhagavā etadavoca – ‘evametaṃ, gahapati, evametaṃ, gahapati! Āturo hāyaṃ, gahapati, kāyo aṇḍabhūto pariyonaddho. Yo hi, gahapati, imaṃ kāyaṃ pariharanto muhuttampi ārogyaṃ paṭijāneyya, kimaññatra bālyā? Tasmātiha te gahapati, evaṃ sikkhitabbaṃ – āturakāyassa me sato cittaṃ anāturaṃ bhavissatīti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabba’nti. Evaṃ khvāhaṃ, bhante, bhagavatā dhammiyā kathāya amatena abhisitto’’ti.
‘‘Na hi pana taṃ, gahapati, paṭibhāsi bhagavantaṃ [taṃ bhagavantaṃ (sī.)] uttariṃ paṭipucchituṃ – ‘kittāvatā nu kho, bhante, āturakāyo ceva hoti āturacitto ca, kittāvatā ca pana āturakāyo hi kho hoti no ca āturacitto’’’ti ? ‘‘Dūratopi kho mayaṃ, bhante, āgaccheyyāma āyasmato sāriputtassa santike etassa bhāsitassa atthamaññātuṃ. Sādhu vatāyasmantaṃyeva sāriputtaṃ paṭibhātu etassa bhāsitassa attho’’ti.
‘‘Tena hi, gahapati, suṇāhi, sādhukaṃ manasi karohi; bhāsissāmī’’ti. ‘‘Evaṃ, bhante’’ti kho nakulapitā gahapati āyasmato sāriputtassa paccassosi. Āyasmā sāriputto etadavoca –
‘‘Kathañca, gahapati, āturakāyo ceva hoti, āturacitto ca? Idha, gahapati, assutavā puthujjano ariyānaṃ adassāvī ariyadhammassa akovido ariyadhamme avinīto sappurisānaṃ adassāvī sappurisadhammassa akovido sappurisadhamme avinīto rūpaṃ attato samanupassati, rūpavantaṃ vā attānaṃ; attani vā rūpaṃ, rūpasmiṃ vā attānaṃ. ‘Ahaṃ rūpaṃ, mama rūpa’nti pariyuṭṭhaṭṭhāyī hoti. Tassa ‘ahaṃ rūpaṃ, mama rūpa’nti pariyuṭṭhaṭṭhāyino taṃ rūpaṃ vipariṇamati aññathā hoti. Tassa rūpavipariṇāmaññathābhāvā uppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā.
‘‘Vedanaṃ attato samanupassati, vedanāvantaṃ vā attānaṃ; attani vā vedanaṃ, vedanāya vā attānaṃ. ‘Ahaṃ vedanā, mama vedanā’ti pariyuṭṭhaṭṭhāyī hoti. Tassa ‘ahaṃ vedanā, mama vedanā’ti pariyuṭṭhaṭṭhāyino, sā vedanā vipariṇamati aññathā hoti. Tassa vedanāvipariṇāmaññathābhāvā uppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā.
‘‘Saññaṃ attato samanupassati, saññāvantaṃ vā attānaṃ; attani vā saññaṃ, saññāya vā attānaṃ. ‘Ahaṃ saññā, mama saññā’ti pariyuṭṭhaṭṭhāyī hoti. Tassa ‘ahaṃ saññā, mama saññā’ti pariyuṭṭhaṭṭhāyino, sā saññā vipariṇamati aññathā hoti. Tassa saññāvipariṇāmaññathābhāvā uppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā.
‘‘Saṅkhāre attato samanupassati, saṅkhāravantaṃ vā attānaṃ; attani vā saṅkhāre, saṅkhāresu vā attānaṃ. ‘Ahaṃ saṅkhārā, mama saṅkhārā’ti pariyuṭṭhaṭṭhāyī hoti. Tassa ‘ahaṃ saṅkhārā, mama saṅkhārā’ti pariyuṭṭhaṭṭhāyino, te saṅkhārā vipariṇamanti aññathā honti. Tassa saṅkhāravipariṇāmaññathābhāvā uppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā.
‘‘Viññāṇaṃ attato samanupassati, viññāṇavantaṃ vā attānaṃ; attani vā viññāṇaṃ, viññāṇasmiṃ vā attānaṃ. ‘Ahaṃ viññāṇaṃ, mama viññāṇa’nti pariyuṭṭhaṭṭhāyī hoti. Tassa ‘ahaṃ viññāṇaṃ, mama viññāṇa’nti pariyuṭṭhaṭṭhāyino, taṃ viññāṇaṃ vipariṇamati aññathā hoti. Tassa viññāṇavipariṇāmaññathābhāvā uppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā. Evaṃ kho, gahapati, āturakāyo ceva hoti āturacitto ca.
‘‘Kathañca, gahapati, āturakāyo hi kho hoti no ca āturacitto? Idha, gahapati, sutavā ariyasāvako ariyānaṃ dassāvī ariyadhammassa kovido ariyadhamme suvinīto sappurisānaṃ dassāvī sappurisadhammassa kovido sappurisadhamme suvinīto na rūpaṃ attato samanupassati, na rūpavantaṃ vā attānaṃ; na attani vā rūpaṃ, na rūpasmiṃ vā attānaṃ. ‘Ahaṃ rūpaṃ, mama rūpa’nti na pariyuṭṭhaṭṭhāyī hoti. Tassa ‘ahaṃ rūpaṃ, mama rūpa’nti apariyuṭṭhaṭṭhāyino, taṃ rūpaṃ vipariṇamati aññathā hoti. Tassa rūpavipariṇāmaññathābhāvā nuppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā.
‘‘Na vedanaṃ attato samanupassati, na vedanāvantaṃ vā attānaṃ; na attani vā vedanaṃ, na vedanāya vā attānaṃ . ‘Ahaṃ vedanā, mama vedanā’ti na pariyuṭṭhaṭṭhāyī hoti. Tassa ‘ahaṃ vedanā, mama vedanā’ti apariyuṭṭhaṭṭhāyino, sā vedanā vipariṇamati aññathā hoti. Tassa vedanāvipariṇāmaññathābhāvā nuppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā.
‘‘Na saññaṃ attato samanupassati, na saññāvantaṃ vā attānaṃ; na attani vā saññaṃ, na saññāya vā attānaṃ. ‘Ahaṃ saññā, mama saññā’ti na pariyuṭṭhaṭṭhāyī hoti. Tassa ‘ahaṃ saññā, mama saññā’ti apariyuṭṭhaṭṭhāyino, sā saññā vipariṇamati aññathā hoti. Tassa saññāvipariṇāmaññathābhāvā nuppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā.
``Na saṅkhāre attato samanupassati, na saṅkhāravantaṃ vā attānaṃ; na attani vā saṅkhāre, na saṅkhāresu vā attānaṃ. ‘Ahaṃ saṅkhārā, mama saṅkhārā’ti na pariyuṭṭhaṭṭhāyī hoti. Tassa ‘ahaṃ saṅkhārā, mama saṅkhārā’ti apariyuṭṭhaṭṭhāyino, te saṅkhārā vipariṇamanti aññathā honti. Tassa saṅkhāravipariṇāmaññathābhāvā nuppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā.
‘‘Na viññāṇaṃ attato samanupassati, na viññāṇavantaṃ vā attānaṃ; na attani vā viññāṇaṃ, na viññāṇasmiṃ vā attānaṃ. ‘Ahaṃ viññāṇaṃ, mama viññāṇa’nti na pariyuṭṭhaṭṭhāyī hoti. Tassa ‘ahaṃ viññāṇaṃ, mama viññāṇa’nti apariyuṭṭhaṭṭhāyino, taṃ viññāṇaṃ vipariṇamati aññathā hoti . Tassa viññāṇavipariṇāmaññathābhāvā nuppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā. Evaṃ kho, gahapati, āturakāyo hoti no ca āturacitto’’ti.
Idamavoca āyasmā sāriputto. Attamano nakulapitā gahapati āyasmato sāriputtassa bhāsitaṃ abhinandīti. Paṭhamaṃ.
Chú giải Pāḷi:
1. Khandhasaṃyuttaṃ
1. Nakulapituvaggo
1. Nakulapitusuttavaṇṇanā
1.Khandhiyavaggassa paṭhame bhaggesūti evaṃnāmake janapade. Susumāragireti susumāragiranagare. Tasmiṃ kira māpiyamāne susumāro saddamakāsi, tenassa ‘‘susumāragira’’ntveva nāmaṃ akaṃsu. Bhesakaḷāvaneti bhesakaḷāya nāma yakkhiniyā adhivutthattā evaṃladdhanāme vane. Tadeva migagaṇassa abhayatthāya dinnattā migadāyoti vuccati. Bhagavā tasmiṃ janapade taṃ nagaraṃ nissāya tasmiṃ vanasaṇḍe viharati. Nakulapitāti nakulassa nāma dārakassa pitā.
Jiṇṇoti jarājiṇṇo. Vuḍḍhoti vayovuḍḍho. Mahallakoti jātimahallako. Addhagatoti tiyaddhagato. Vayoanuppattoti tesu tīsu addhesu pacchimavayaṃ anuppatto. Āturakāyoti gilānakāyo. Idañhi sarīraṃ suvaṇṇavaṇṇampi niccapaggharaṇaṭṭhena āturaṃyeva nāma . Visesena panassa jarāturatā byādhāturatā maraṇāturatāti tisso āturatā honti. Tāsu kiñcāpi eso mahallakattā jarāturova, abhiṇharogatāya panassa byādhāturatā idha adhippetā. Abhikkhaṇātaṅkoti abhiṇharogo nirantararogo. Aniccadassāvīti tāya āturatāya icchiticchitakkhaṇe āgantuṃ asakkonto kadācideva daṭṭhuṃ labhāmi, na sabbakālanti attho. Manobhāvanīyānanti manavaḍḍhakānaṃ . Yesu hi diṭṭhesu kusalavasena cittaṃ vaḍḍhati, te sāriputtamoggallānādayo mahātherā manobhāvanīyā nāma. Anusāsatūti punappunaṃ sāsatu. Purimañhi vacanaṃ ovādo nāma, aparāparaṃ anusāsanī nāma. Otiṇṇe vā vatthusmiṃ vacanaṃ ovādo nāma, anotiṇṇe tantivasena vā paveṇivasena vā vuttaṃ anusāsanī nāma. Apica ovādoti vā anusāsanīti vā atthato ekameva, byañjanamattameva nānaṃ.
Āturo hāyanti āturo hi ayaṃ, suvaṇṇavaṇṇo piyaṅgusāmopi samāno niccapaggharaṇaṭṭhena āturoyeva. Aṇḍabhūtoti aṇḍaṃ viya bhūto dubbalo. Yathā kukkuṭaṇḍaṃ vā mayūraṇḍaṃ vā geṇḍukaṃ viya gahetvā khipantena vā paharantena vā na sakkā kīḷituṃ, tāvadeva bhijjati, evamayampi kāyo kaṇṭakepi khāṇukepi pakkhalitassa bhijjatīti aṇḍaṃ viya bhūtoti aṇḍabhūto.Pariyonaddhoti sukhumena chavimattena pariyonaddho. Aṇḍañhi sāratacena pariyonaddhaṃ, tena ḍaṃsamakasādayo nilīyitvāpi chaviṃ chinditvā yūsaṃ paggharāpetuṃ na sakkonti. Imasmiṃ pana chaviṃ chinditvā yaṃ icchanti, taṃ karonti. Evaṃ sukhumāya chaviyā pariyonaddho. Kimaññatra bālyāti bālabhāvato aññaṃ kimatthi? Bāloyeva ayanti attho. Tasmāti yasmā ayaṃ kāyo evarūpo, tasmā.
Tenupasaṅkamīti rañño cakkavattissa upaṭṭhānaṃ gantvā anantaraṃ pariṇāyakaratanassa upaṭṭhānaṃ gacchanto rājapuriso viya, saddhammacakkavattissa bhagavato upaṭṭhānaṃ gantvā, anantaraṃ dhammasenāpatissa apacitiṃ kātukāmo yenāyasmā sāriputto, tenupasaṅkami. Vippasannānīti suṭṭhu pasannāni. Indriyānīti manacchaṭṭhāni indriyāni. Parisuddhoti niddoso. Pariyodātoti tasseva vevacanaṃ. Nirupakkilesatāyeva hi esa pariyodātoti vutto, na setabhāvena. Etassa ca pariyodātataṃ disvāva indriyānaṃ vippasannataṃ aññāsi. Nayaggāhapaññā kiresā therassa.
Kathañhi no siyāti kena kāraṇena na laddhā bhavissati? Laddhāyevāti attho. Iminā kiṃ dīpeti? Satthuvissāsikabhāvaṃ. Ayaṃ kira satthu diṭṭhakālato paṭṭhāya pitipemaṃ, upāsikā cassa mātipemaṃ paṭilabhati. Ubhopi ‘‘mama putto’’ti satthāraṃ vadanti. Bhavantaragato hi nesaṃ sineho. Sā kira upāsikā pañca jātisatāni tathāgatassa mātāva, so ca, gahapati, pitāva ahosi. Puna pañca jātisatāni upāsikā mahāmātā, upāsako mahāpitā, tathā cūḷāmātā cūḷapitāti. Evaṃ satthā diyaḍḍhaattabhāvasahassaṃ tesaṃyeva hatthe vaḍḍhito. Teneva te yaṃ neva puttassa, na pitu santike kathetuṃ sakkā, taṃ satthu santike nisinnā kathenti. Imināyeva ca kāraṇena bhagavā ‘‘etadaggaṃ, bhikkhave, mama sāvakānaṃ upāsakānaṃ vissāsikānaṃ yadidaṃ nakulapitā gahapati, yadidaṃ nakulamātā gahapatānī’’ti (a. ni. 1.257) te etadagge ṭhapesi. Iti so imaṃ vissāsikabhāvaṃ pakāsento kathañhi no siyāti āha. Amatena abhisittoti nassidha aññaṃ kiñci jhānaṃ vā vipassanā vā maggo vā phalaṃ vā ‘‘amatābhiseko’’ti daṭṭhabbo, madhuradhammadesanāyeva pana ‘‘amatābhiseko’’ti veditabbo. Dūratopīti tiroraṭṭhāpi tirojanapadāpi.
Assutavā puthujjanoti idaṃ vuttatthameva. Ariyānaṃ adassāvītiādīsu ariyāti ārakattā kilesehi, anaye na iriyanato, aye iriyanato, sadevakena ca lokena araṇīyato buddhā ca paccekabuddhā ca buddhasāvakā ca vuccanti. Buddhā eva vā idha ariyā. Yathāha – ‘‘sadevake, bhikkhave, loke…pe… tathāgato ariyo’’ti vuccatīti (saṃ. ni. 5.1098). Sappurisānanti ettha pana paccekabuddhā tathāgatasāvakā ca sappurisāti veditabbā. Te hi lokuttaraguṇayogena sobhanā purisāti sappurisā. Sabbeva vā ete dvedhāpi vuttā. Buddhāpi hi ariyā ca sappurisā ca, paccekabuddhā buddhasāvakāpi. Yathāha –
‘‘Yo ve kataññū katavedi dhīro,
Kalyāṇamitto daḷhabhatti ca hoti;
Dukhitassa sakkacca karoti kiccaṃ,
Tathāvidhaṃ sappurisaṃ vadantī’’ti. (jā. 2.17.78);
‘‘Kalyāṇamitto daḷhabhatti ca hotī’’ti ettāvatā hi buddhasāvako vutto, kataññutādīhi paccekabuddhabuddhāti. Idāni yo tesaṃ ariyānaṃ adassanasīlo, na ca dassane sādhukārī, so ‘‘ariyānaṃ adassāvī’’ti veditabbo. So ca cakkhunā adassāvī, ñāṇena adassāvīti duvidho. Tesu ñāṇena adassāvī idha adhippeto. Maṃsacakkhunā hi dibbacakkhunā vā ariyā diṭṭhāpi adiṭṭhāva honti tesaṃ cakkhūnaṃ vaṇṇamattaggahaṇato na ariyabhāvagocarato. Soṇasiṅgālādayopi cakkhunā ariye passanti, na cete ariyānaṃ dassāvino nāma.
Tatridaṃ vatthu – cittalapabbatavāsino kira khīṇāsavattherassa upaṭṭhāko vuḍḍhapabbajito ekadivasaṃ therena saddhiṃ piṇḍāya caritvā, therassa pattacīvaraṃ gahetvā, piṭṭhito āgacchanto theraṃ pucchi – ‘‘ariyā nāma, bhante, kīdisā’’ti? Thero āha – ‘‘idhekacco mahallako ariyānaṃ pattacīvaraṃ gahetvā vattapaṭivattaṃ katvā sahacarantopi neva ariye jānāti, evaṃ dujjānāvuso, ariyā’’ti. Evaṃ vuttepi so neva aññāsi. Tasmā na cakkhunā dassanaṃ dassanaṃ, ñāṇena dassanameva dassanaṃ. Yathāha – ‘‘kiṃ te, vakkali, iminā pūtikāyena diṭṭhena? Yo kho, vakkali, dhammaṃ passati, so maṃ passati. Yo maṃ passati, so dhammaṃ passatī’’ti (saṃ. ni. 3.87). Tasmā cakkhunā passantopi ñāṇena ariyehi diṭṭhaṃ aniccādilakkhaṇaṃ apassanto, ariyādhigatañca dhammaṃ anadhigacchanto ariyakaradhammānaṃ ariyabhāvassa ca adiṭṭhattā ‘‘ariyānaṃ adassāvī’’ti veditabbo.
Ariyadhammassa akovidoti, satipaṭṭhānādibhede ariyadhamme akusalo. Ariyadhamme avinītoti ettha pana –
‘‘Duvidho vinayo nāma, ekamekettha pañcadhā;
Abhāvato tassa ayaṃ, avinītoti vuccati’’.
Ayañhi saṃvaravinayo pahānavinayoti duvidho vinayo. Ettha ca duvidhepi vinaye ekameko vinayo pañcadhā bhijjati. Saṃvaravinayopi hi sīlasaṃvaro satisaṃvaro ñāṇasaṃvaro khantisaṃvaro vīriyasaṃvaroti pañcavidho. Pahānavinayopi tadaṅgappahānaṃ, vikkhambhanappahānaṃ samucchedappahānaṃ paṭippassaddhippahānaṃ nissaraṇappahānanti pañcavidho.
Tattha ‘‘iminā pātimokkhasaṃvarena upeto hoti samupeto’’ti (vibha. 511) ayaṃ sīlasaṃvaro. ‘‘Rakkhati cakkhundriyaṃ, cakkhundriye saṃvaraṃ āpajjatī’’ti ayaṃ (dī. ni. 1.213; ma. ni. 1.295; saṃ. ni. 4.239; a. ni. 3.16) satisaṃvaro.
‘‘Yāni sotāni lokasmiṃ, (ajitāti bhagavā)
Sati tesaṃ nivāraṇaṃ;
Sotānaṃ saṃvaraṃ brūmi,
Paññāyete pidhīyare’’ti. (su. ni. 1041; cūḷani. ajitamāṇavapucchāniddesa.4) –
Ayaṃ ñāṇasaṃvaro. ‘‘Khamo hoti sītassa uṇhassā’’ti (ma. ni. 1.24; a. ni. 4.114; 6.58) ayaṃ khantisaṃvaro. ‘‘Uppannaṃ kāmavitakkaṃ nādhivāsetī’’ti (ma. ni. 1.26; a. ni. 4.114; 6.58) ayaṃ vīriyasaṃvaro. Sabbopi cāyaṃ saṃvaro yathāsakaṃ saṃvaritabbānaṃ vinetabbānañca kāyaduccaritādīnaṃ saṃvaraṇato ‘‘saṃvaro’’ vinayanato ‘‘vinayo’’ti vuccati. Evaṃ tāva saṃvaravinayo pañcadhā bhijjatīti veditabbo.
Tathā yaṃ nāmarūpaparicchedādīsu vipassanāñāṇesu paṭipakkhabhāvato dīpālokeneva tamassa, tena tena vipassanāñāṇena tassa tassa anatthassa pahānaṃ. Seyyathidaṃ – nāmarūpavavatthānena sakkāyadiṭṭhiyā, paccayapariggahena ahetuvisamahetudiṭṭhīnaṃ, tasseva aparabhāgena kaṅkhāvitaraṇena kathaṃkathībhāvassa, kalāpasammasanena ‘‘ahaṃ mamā’’ti gāhassa, maggāmaggavavatthānena amagge maggasaññāya, udayadassanena ucchedadiṭṭhiyā, vayadassanena sassatadiṭṭhiyā, bhayadassanena sabhaye abhayasaññāya, ādīnavadassanena assādasaññāya, nibbidānupassanāya abhiratisaññāya , muccitukamyatāñāṇena amuccitukāmatāya. Upekkhāñāṇena anupekkhāya, anulomena dhammaṭṭhitiyaṃ nibbāne ca paṭilomabhāvassa, gotrabhunā saṅkhāranimittagāhassa pahānaṃ, etaṃ tadaṅgappahānaṃ nāma.
Yaṃ pana upacārappanābhedena samādhinā pavattibhāvanivāraṇato ghaṭappahāreneva udakapiṭṭhe sevālassa, tesaṃ tesaṃ nīvaraṇādidhammānaṃ pahānaṃ, etaṃvikkhambhanappahānaṃ nāma. Yaṃ catunnaṃ ariyamaggānaṃ bhāvitattā taṃtaṃmaggavato attano santāne ‘‘diṭṭhigatānaṃ pahānāyā’’tiādinā nayena (dha. sa. 277; vibha. 628) vuttassa samudayapakkhikassa kilesagaṇassa accantaṃ appavattibhāvena pahānaṃ, idaṃ samucchedappahānaṃ nāma. Yaṃ pana phalakkhaṇe paṭippassaddhattaṃ kilesānaṃ, etaṃpaṭippassaddhippahānaṃ nāma.
Yaṃ sabbasaṅkhatanissaṭattā pahīnasabbasaṅkhataṃ nibbānaṃ, etaṃ nissaraṇappahānaṃ nāma. Sabbampi cetaṃ pahānaṃ yasmā cāgaṭṭhena pahānaṃ, vinayaṭṭhena vinayo, tasmā ‘‘pahānavinayo’’ti vuccati. Taṃtaṃpahānavato vā tassa tassa vinayassa sambhavatopetaṃ ‘‘pahānavinayo’’ti vuccati. Evaṃ pahānavinayopi pañcadhā bhijjatīti veditabbo.
Evamayaṃ saṅkhepato duvidho, bhedato ca dasavidho vinayo bhinnasaṃvarattā pahātabbassa ca appahīnattā yasmā etassa assutavato puthujjanassa natthi, tasmā abhāvato tassa ayaṃ ‘‘avinīto’’ti vuccatīti. Esa nayo sappurisānaṃ adassāvī sappurisadhammassa akovido sappurisadhamme avinītoti etthāpi. Ninnānākaraṇañhi etaṃ atthato. Yathāha –
‘‘Yeva te ariyā, teva te sappurisā. Yeva te sappurisā, teva te ariyā. Yo eva so ariyānaṃ dhammo, so eva so sappurisānaṃ dhammo. Yo eva so sappurisānaṃ dhammo, so eva so ariyānaṃ dhammo. Yeva te ariyavinayā, teva te sappurisavinayā. Yeva te sappurisavinayā , teva te ariyavinayā. Ariyeti vā sappuriseti vā, ariyadhammeti vā sappurisadhammeti vā, ariyavinayeti vā sappurisavinayeti vā esese eke ekaṭṭhe same samabhāge tajjāte taññevā’’ti.
Rūpaṃ attato samanupassatīti idhekacco rūpaṃ attato samanupassati, ‘‘yaṃ rūpaṃ, so ahaṃ , yo ahaṃ, taṃ rūpa’’nti rūpañca attañca advayaṃ samanupassati. Seyyathāpi nāma telappadīpassa jhāyato yā acci, so vaṇṇo. Yo vaṇṇo, sā accīti acciñca vaṇṇañca advayaṃ samanupassati, evameva idhekacco rūpaṃ attato samanupassati…pe… advayaṃ samanupassatīti evaṃ rūpaṃ ‘‘attā’’ti diṭṭhipassanāya passati. Rūpavantaṃ vā attānanti arūpaṃ ‘‘attā’’ti gahetvā chāyāvantaṃ rukkhaṃ viya taṃ rūpavantaṃ samanupassati. Attani vā rūpanti arūpameva ‘‘attā’’ti gahetvā pupphasmiṃ gandhaṃ viya attani rūpaṃ samanupassati. Rūpasmiṃ vā attānanti arūpameva ‘‘attā’’ti gahetvā karaṇḍake maṇiṃ viya taṃ attānaṃ rūpasmiṃ samanupassati. Pariyuṭṭhaṭṭhāyīti pariyuṭṭhānākārena abhibhavanākārena ṭhito, ‘‘ahaṃ rūpaṃ, mama rūpa’’nti evaṃ taṇhādiṭṭhīhi gilitvā pariniṭṭhapetvā gaṇhanako nāma hotīti attho.Tassa taṃ rūpanti tassa taṃ evaṃ gahitaṃ rūpaṃ. Vedanādīsupi eseva nayo.
Tattha ‘‘rūpaṃ attato samanupassatī’’ti suddharūpameva attāti kathitaṃ. ‘‘Rūpavantaṃ vā attānaṃ, attani vā rūpaṃ, rūpasmiṃ vā attānaṃ, vedanaṃ attato…pe… saññaṃ… saṅkhāre… viññāṇaṃ attato samanupassatī’’ti imesu sattasu ṭhānesu arūpaṃ attāti kathitaṃ. ‘‘Vedanāvantaṃ vā attānaṃ, attani vā vedanaṃ, vedanāya vā attāna’’nti evaṃ catūsu khandhesu tiṇṇaṃ tiṇṇaṃ vasena dvādasasu ṭhānesu rūpārūpamissako attā kathito. Tattha ‘‘rūpaṃ attato samanupassati, vedanaṃ… saññaṃ… saṅkhāre… viññāṇaṃ attato samanupassatī’’ti imesu pañcasu ṭhānesu ucchedadiṭṭhi kathitā, avasesesu sassatadiṭṭhīti evamettha pannarasa bhavadiṭṭhiyo pañca vibhavadiṭṭhiyo honti, tā sabbāpi maggāvaraṇā, na saggāvaraṇā, paṭhamamaggavajjhāti veditabbā.
Evaṃkho, gahapati, āturakāyo ceva hoti āturacitto cāti kāyo nāma buddhānampi āturoyeva. Cittaṃ pana rāgadosamohānugataṃ āturaṃ nāma, taṃ idha dassitaṃ. No ca āturacittoti idha nikkilesatāya cittassa anāturabhāvo dassito. Iti imasmiṃ sutte lokiyamahājano āturakāyo ceva āturacitto cāti dassito, khīṇāsavā āturakāyā anāturacittā, satta sekhā neva āturacittā, na anāturacittāti veditabbā. Bhajamānā pana anāturacittataṃyeva bhajantīti. Paṭhamaṃ.

Saturday, February 21, 2015

Tập II - Chương X – Tương Ưng TỶ KHEO - Bài 7--12

Tập II - Chương X – Tương Ưng TỶ KHEO - Bài 7 - Visakha (Tạp 38.8, Ban Xà Văn, Đại 2, 277c) (S.ii 280) - Bài 12 - Thân Hữu (S.ii, 285) 

Bài giảng: 
http://www.mediafire.com/listen/z16c61bdehgwerc/[2015-02-21][TUK2]_Ch10_Bai_7-Visakha--Bai_12.mp3

https://www.youtube.com/watch?v=rkTz5gTtPRw
http://www.mediafire.com/listen/6fry8i2pnh5tge5/[2015-02-26][TUK3]_Ch1_Bai_1-Nakulapita_2-Devadaha.mp3


Chánh văn tiếng Việt:
VII. Visàkha (Tạp, 38.8, Ban Xà Văn, Ðại 2, 277b,377c) (S.ii,280)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Vesàli (Tỳ-xá-ly), tại Mahàvana (Ðại Lâm) chỗ Trùng Các giảng đường.
2) Lúc bấy giờ Tôn giả Visàkha, thuộc dòng họ Pancàla, trong giảng đường đang thuyết pháp thoại cho các Tỷ-kheo, khích lệ làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, với những lời lễ độ, thân hữu, không phun nước miếng, giải thích nghĩa lý, thích hợp, không chấp trước.
3) Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ chỗ tịnh cư đứng dậy, đi đến giảng đường; sau khi đến, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn.
4) Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo, trong hội trường, ai đã thuyết giảng pháp thoại cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, với những lời lễ độ, thân hữu, không phun nước miếng, giải thích nghĩa lý, thích hợp, không chấp trước?
5) -- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Visàkha thuộc dòng họ Pancàla, trong hội trường thuyết giảng pháp thoại cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, với những lời lễ độ, thân hữu, không phun nước miếng, giải thích nghĩa lý, thích hợp, không chấp trước.
6) Rồi Thế Tôn cho gọi Tôn giả Visàkha, thuộc dòng họ Pancàla và nói:
-- Lành thay, lành thay, Visàkha! Lành thay, này Visàkha! Ông thuyết pháp thoại cho các Tỷ-kheo, khích lệ làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ... không chấp trước.
7) Thế Tôn thuyết như vậy, bậc Thiện Thệ thuyết như vậy, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
Họ biết bậc Hiền triết,
Khi vị này lẫn lộn,
Với các kẻ ngu si,
Dầu vị này không nói.
Và họ biết vị ấy,
Khi vị này nói lên,
Nói lên lời thuyết giảng,
Liên hệ đến bất tử;
Hãy để vị ấy nói,
Làm sáng chói Chánh pháp;
Hãy để vị nêu cao
Lá cờ các bậc Thánh.
Lá cờ bậc Hiền Thánh,
Là những lời khéo nói,
Lá cờ bậc Hiền Thánh,
Chính là lời Chánh pháp.
VIII. Nanda (Ðại, 2, 277a, 375a) (S.ii,281)
1) Trú ở Sàvatthi.
2) Rồi Tôn giả Nanda, con di mẫu của Phật, đắp những y khéo ủi, khéo là, bôi vẽ mắt, cầm bát sáng chói, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
Thế Tôn nói với Tôn giả Nanda đang ngồi xuống một bên:
3) -- Như vậy không xứng đáng cho Ông, này Nanda, là con một lương gia, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, lại mang những y khéo ủi, khéo là, bôi vẽ con mắt và mang bát sáng chói. Như vậy là xứng đáng cho Ông, này Nanda, là con một lương gia, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, tức là sống trong rừng, sống đi khất thực, sống mặc áo phấn tảo, và sống không mong đợi các dục vọng.
4) Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Bậc Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
Ta mong được nhìn thấy,
Nanda sống trong rừng,
Mặc áo phấn tảo y,
Sống với những đồ ăn,
Biết là đã vứt bỏ,
Không mong chờ dục vọng.
5) Rồi Tôn giả Nanda, sau một thời gian, trở thành một vị sống trong rừng, ăn đồ ăn khất thực, mang y phấn tảo, không mong đợi các dục vọng.
IX. Tissa (Tạp 38.7, Oa? Sư, Ðại 2,277b, 375b. (S.ii,281)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) Rồi Tôn giả Tissa, cháu của phụ vương Thế Tôn đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên, khổ đau, sầu muộn, nước mắt tuôn chảy.
3) Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Tissa:
-- Này Tissa, vì sao Ông ngồi khổ đau, sầu muộn, nước mắt tuôn chảy?
4) -- Vì rằng, bạch Thế Tôn, các vị Tỷ-kheo nhất loạt mắng nhiếc và nhạo báng con.
5) -- Vì rằng, này Tissa, Ông nói tất cả và không kham nhẫn người khác nói.
6) Như vậy không xứng đáng cho Ông, này Tissa, là con một lương gia, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, lại nói tất cả và không kham nhẫn người khác nói. Như vậy là xứng đáng cho Ông, này Tissa, là con một lương gia, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, tức là đã nói lời kham nhẫn người khác nói.
7) Thế Tôn nói như vậy. Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
Sao Ông lại phẫn nộ?
Chớ có nên phẫn nộ,
Không phẫn nộ, Tissa,
Thật tốt đẹp cho Ông.
Hãy nhiếp phục phẫn nộ,
Kiêu mạn và xan tham,
Hỡi Tissa, hãy sống,
Sống đời sống Phạm hạnh.
X. Tên Trưởng Lão (Tạp 38.19, Trưởng Lão, Ðại 2, 278a, 376b) (S.ii,282)
1) Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Lúc bấy giờ một Tỷ-kheo tên là Theranàmaka sống độc trú và tán thán hạnh sống độc trú. Vị ấy đi vào làng khất thực một mình, đi về một mình, ngồi vắng lặng một mình, đi kinh hành một mình.
3) Rồi các Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
4) Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Ở đây, bạch Thế Tôn, có Tỷ-kheo tên là Theranàmaka sống độc trú và tán thán hạnh sống độc trú... đi kinh hành một mình.
5) Rồi Thế Tôn bảo một Tỷ-kheo:
-- Này Tỷ-kheo, hãy đến, hãy nhân danh Ta gọi Tỷ-kheo Thera: "Này Hiền giả Thera, bậc Ðạo Sư gọi Hiền giả".
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn rồi đi đến Tỷ-kheo Thera.
6) Sau khi đến, Tỷ-kheo ấy nói với Tỷ-kheo Thera:
-- Này Hiền giả Thera, bậc Ðạo Sư gọi Hiền giả.
-- Thưa vâng, Hiền giả.
Tôn giả Thera vâng đáp Tỷ-kheo ấy và đi đến Thế Tôn.
7) Sau khi đến, vị ấy đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên.
8) Thế Tôn nói với Tôn giả Thera đang ngồi một bên:
-- Có thật chăng, này Thera, Ông sống độc trú và tán thán hạnh độc trú?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
9) -- Như thế nào, này Thera, Ông sống độc trú và tán thán hạnh sống độc trú?
10) -- Ở đây, bạch Thế Tôn, con đi vào làng khất thực một mình, con đi về một mình, con ngồi vắng lặng một mình, con đi kinh hành một mình. Như vậy, bạch Thế Tôn, con sống độc trú và tán thán hạnh sống độc trú.
11) -- Ðấy là sống độc trú, này Thera, Ta không nói đấy không phải vậy. Này Thera, có một cách làm viên mãn độc trú với các chi tiết. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
12) -- Này Thera, thế nào là độc trú được làm viên mãn với các chi tiết? Ở đây, này Thera, cái gì đã qua được đoạn tận; cái gì sắp đến được từ bỏ; đối với những tự ngã, lợi đắc hiện tại, dục tham được khéo nhiếp phục. Như vậy, này Thera, là độc trú được làm viên mãn với các chi tiết.
13) Thế Tôn thuyết giảng như vậy, Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
Ai chiến thắng tất cả,
Ai hiểu biết tất cả,
Ai là bậc Thiện trí,
Mọi pháp không ô nhiễm.
Ai từ bỏ tất cả,
Ái tận được giải thoát,
Ta nói chính người ấy,
Thật là vị độc trú.
XI. Kappina (S.ii,284)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) Rồi Tôn giả Mahà Kappina đi đến Thế Tôn.
3) Thế Tôn thấy Tôn giả Mahà Kappina từ đường xa đi đến.
4) Sau khi thấy, Thế Tôn liền gọi các Tỷ-kheo:
-- Các Ông có thấy không, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo kia đi đến, da bạc trắng, ốm yếu, với cái mũi cao?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
5) -- Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, có đại thần thông, có đại uy lực. Thật không dễ gì đạt được sự chứng đắc mà trước kia vị Tỷ-kheo ấy chưa chứng đắc. Vị ấy còn ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô thượng cứu cánh Phạm hạnh mà vì mục đích này, con các lương gia chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
6) Thế Tôn thuyết như vậy, Thiện Thệ thuyết như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
Sát-lỵ là tối thượng,
Giữa mọi loài chúng sanh,
Với những ai nương tựa,
Vào vấn đề giai cấp.
Bậc Minh Hạnh cụ túc,
Tối thượng giữa Trời, Người,
Ngày, mặt trời chói sáng,
Ðêm, mặt trăng chói sáng,
Trong tấm áo chiến bào,
Sát-lỵ được chói sáng.
Trong Thiền định, Thiền tri,
Bà-là-môn chói sáng,
Nhưng suốt cả đêm ngày,
Phật chói sáng hào quang.
XII. Thân Hữu (S.ii,285)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) Rồi hai Tỷ-kheo thân hữu, đệ tử của Tôn giả Mahà Kappina, đi đến Thế Tôn.
3) Thế Tôn thấy hai Tỷ-kheo ấy từ đàng xa đi đến.
4) Thấy vậy, Thế Tôn liền gọi các Tỷ-kheo:
-- Các Ông có thấy không, này các Tỷ-kheo, hai Tỷ-kheo thân hữu ấy đang đi tới, cả hai là đệ tử của Tôn giả Mahà Kappina?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
5) -- Hai Tỷ-kheo ấy có đại thần thông, có đại uy lực. Thật không dễ gì đạt được sự chứng đắc mà trước kia những Tỷ-kheo ấy chưa chứng đắc. Các vị ấy còn ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đắc và an trú vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, mà vì mục đích này, con các lương gia chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
6) Thế Tôn thuyết giảng như vậy, Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

Tỷ-kheo thân hữu này,
Lâu ngày cùng chung sống,
Chung sống trong diệu pháp,
Diệu pháp, Phật thuyết giảng.
Tôn giả Kappina
Khéo léo huấn luyện họ,
Trong Chánh pháp vi diệu,
Do bậc Thánh thuyết giảng,
Chiến thắng ma quân xong,
Thọ trì thân tối hậu.

- Hết Tập II -
Chánh văn Pāḷi:
7. Visākhasuttaṃ
241. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā vesāliyaṃ viharati mahāvane kūṭāgārasālāyaṃ. Tena kho pana samayena āyasmā visākho pañcālaputto upaṭṭhānasālāyaṃ bhikkhū dhammiyā kathāya sandasseti samādapeti samuttejeti sampahaṃseti, poriyā vācāya vissaṭṭhāya anelagalāya atthassa viññāpaniyā pariyāpannāya anissitāya.
Atha kho bhagavā sāyanhasamayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito yena upaṭṭhānasālā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā paññatte āsane nisīdi. Nisajja kho bhagavā bhikkhū āmantesi – ‘‘ko nu kho, bhikkhave, upaṭṭhānasālāyaṃ bhikkhū dhammiyā kathāya sandasseti samādapeti samuttejeti sampahaṃseti poriyā vācāya vissaṭṭhāya anelagalāya atthassa viññāpaniyā pariyāpannāya anissitāyā’’ti? ‘‘Āyasmā, bhante, visākho pañcālaputto upaṭṭhānasālāyaṃ bhikkhū dhammiyā kathāya sandasseti samādapeti samuttejeti sampahaṃseti, poriyā vācāya vissaṭṭhāya anelagalāya atthassa viññāpaniyā pariyāpannāya anissitāyā’’ti.
Atha kho bhagavā āyasmantaṃ visākhaṃ pañcālaputtaṃ āmantesi – ‘‘sādhu sādhu, visākha, sādhu kho tvaṃ, visākha, bhikkhū dhammiyā kathāya sandassesi…pe… atthassa viññāpaniyā pariyāpannāya anissitāyā’’ti.
Idamavoca bhagavā. Idaṃ vatvāna sugato athāparaṃ etadavoca satthā –
‘‘Nābhāsamānaṃ jānanti, missaṃ bālehi paṇḍitaṃ;
Bhāsamānañca jānanti, desentaṃ amataṃ padaṃ.
‘‘Bhāsaye jotaye dhammaṃ, paggaṇhe isinaṃ dhajaṃ;
Subhāsitadhajā isayo, dhammo hi isinaṃ dhajo’’ti. sattamaṃ;
8. Nandasuttaṃ
242. Sāvatthiyaṃ viharati. Atha kho āyasmā nando bhagavato mātucchāputto ākoṭitapaccākoṭitāni cīvarāni pārupitvā akkhīni añjetvā acchaṃ pattaṃ gahetvā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho āyasmantaṃ nandaṃ bhagavā etadavoca – ‘‘na kho te taṃ, nanda, patirūpaṃ kulaputtassa saddhā agārasmā anagāriyaṃ pabbajitassa, yaṃ tvaṃ ākoṭitapaccākoṭitāni cīvarāni pārupeyyāsi, akkhīni ca añjeyyāsi, acchañca pattaṃ dhāreyyāsi. Etaṃ kho te, nanda, patirūpaṃ kulaputtassa saddhā agārasmā anagāriyaṃ pabbajitassa, yaṃ tvaṃ āraññiko ca assasi, piṇḍapātiko ca paṃsukuliko ca kāmesu ca anapekkho vihareyyāsī’’ti. Idamavoca bhagavā…pe… satthā –
‘‘Kadāhaṃ nandaṃ passeyyaṃ, āraññaṃ paṃsukūlikaṃ;
Aññātuñchena yāpentaṃ, kāmesu anapekkhina’’nti.
Atha kho āyasmā nando aparena samayena āraññiko ca piṇḍapātiko ca paṃsukūliko ca kāmesu ca anapekkho vihāsīti. Aṭṭhamaṃ.
9. Tissasuttaṃ
243. Sāvatthiyaṃ viharati. Atha kho āyasmā tisso bhagavato pitucchāputto yena bhagavā tenupasaṅkami ; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi dukkhī dummano assūni pavattayamāno. Atha kho bhagavā āyasmantaṃ tissaṃ etadavoca – ‘‘kiṃ nu kho tvaṃ, tissa, ekamantaṃ nisinno dukkhī dummano assūni pavattayamāno’’ti? ‘‘Tathā hi pana maṃ, bhante, bhikkhū samantā vācāsannitodakena [vācāya sannitodakena (ka.)] sañjambharimakaṃsū’’ti [sañjabbharimakaṃsūti (?)]. ‘‘Tathāhi pana tvaṃ, tissa, vattā no ca vacanakkhamo; na kho te taṃ, tissa, patirūpaṃ kulaputtassa saddhā agārasmā anagāriyaṃ pabbajitassa, yaṃ tvaṃ vattā no ca vacanakkhamo. Etaṃ kho te, tissa, patirūpaṃ kulaputtassa saddhā agārasmā anagāriyaṃ pabbajitassa – ‘yaṃ tvaṃ vattā ca assa vacanakkhamo cā’’’ti.
Idamavoca bhagavā. Idaṃ vatvāna sugato athāparaṃ etadavoca satthā –
‘‘Kiṃ nu kujjhasi mā kujjhi, akkodho tissa te varaṃ;
Kodhamānamakkhavinayatthañhi, tissa brahmacariyaṃ vussatī’’ti. navamaṃ;
10. Theranāmakasuttaṃ
244. Ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Tena kho pana samayena aññataro bhikkhu theranāmako ekavihārī ceva hoti ekavihārassa ca vaṇṇavādī. So eko gāmaṃ piṇḍāya pavisati eko paṭikkamati eko raho nisīdati eko caṅkamaṃ adhiṭṭhāti. Atha kho sambahulā bhikkhū yena bhagavā tenupasaṅkamiṃsu upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho te bhikkhū bhagavantaṃ etadavocuṃ – ‘‘idha, bhante, aññataro bhikkhu theranāmako ekavihārī ekavihārassa ca vaṇṇavādī’’ti.
Atha kho bhagavā aññataraṃ bhikkhuṃ āmantesi – ‘‘ehi tvaṃ, bhikkhu, mama vacanena theraṃ bhikkhuṃ āmantehi – ‘satthā taṃ, āvuso thera, āmantetī’’’ti. ‘‘Evaṃ, bhante’’ti kho so bhikkhu bhagavato paṭissutvā yenāyasmā thero tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṃ theraṃ etadavoca – ‘‘satthā taṃ, āvuso thera, āmantetī’’ti. ‘‘Evamāvuso’’ti kho āyasmā thero tassa bhikkhuno paṭissutvā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho āyasmantaṃ theraṃ bhagavā etadavoca – ‘‘saccaṃ kira tvaṃ, thera, ekavihārī ekavihārassa ca vaṇṇavādī’’ti? ‘‘Evaṃ, bhante’’. ‘‘Yathā kathaṃ pana tvaṃ, thera, ekavihārī ekavihārassa ca vaṇṇavādī’’ti? ‘‘Idhāhaṃ, bhante, eko gāmaṃ piṇḍāya pavisāmi eko paṭikkamāmi eko raho nisīdāmi eko caṅkamaṃ adhiṭṭhāmi. Evaṃ khvāhaṃ, bhante, ekavihārī ekavihārassa ca vaṇṇavādī’’ti.
‘‘Attheso, thera, ekavihāro neso natthīti vadāmi. Api ca, thera, yathā ekavihāro vitthārena paripuṇṇo hoti taṃ suṇāhi, sādhukaṃ manasi karohi; bhāsissāmī’’ti. ‘‘Evaṃ, bhante’’ti kho…pe…. ‘‘Kathañca , thera, ekavihāro vitthārena paripuṇṇo hoti. Idha, thera, yaṃ atītaṃ taṃ pahīnaṃ, yaṃ anāgataṃ taṃ paṭinissaṭṭhaṃ, paccuppannesu ca attabhāvapaṭilābhesu chandarāgo suppaṭivinīto. Evaṃ kho, thera, ekavihāro vitthārena paripuṇṇo hotī’’ti.
Idamavoca bhagavā. Idaṃ vatvāna sugato athāparaṃ etadavoca satthā –
‘‘Sabbābhibhuṃ sabbaviduṃ sumedhaṃ,
Sabbesu dhammesu anūpalittaṃ;
Sabbañjahaṃ taṇhākkhaye vimuttaṃ,
Tamahaṃ naraṃ ekavihārīti brūmī’’ti. dasamaṃ;
11. Mahākappinasuttaṃ
245. Sāvatthiyaṃ viharati. Atha kho āyasmā mahākappino yena bhagavā tenupasaṅkami. Addasā kho bhagavā āyasmantaṃ mahākappinaṃ dūratova āgacchantaṃ. Disvāna bhikkhū āmantesi – ‘‘passatha no tumhe bhikkhave, etaṃ bhikkhuṃ āgacchantaṃ odātakaṃ tanukaṃ tuṅganāsika’’nti? ‘‘Evaṃ, bhante’’. ‘‘Eso kho, bhikkhave, bhikkhu mahiddhiko mahānubhāvo. Na ca sā samāpatti sulabharūpā yā tena bhikkhunā asamāpannapubbā. Yassa catthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṃ pabbajanti tadanuttaraṃ brahmacariyapariyosānaṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharatī’’ti.
Idamavoca bhagavā. Idaṃ vatvāna sugato athāparaṃ etadavoca satthā –
‘‘Khattiyo seṭṭho janetasmiṃ, ye gottapaṭisārino;
Vijjācaraṇasampanno, so seṭṭho devamānuse.
‘‘Divā tapati ādicco, rattimābhāti candimā;
Sannaddho khattiyo tapati, jhāyī tapati brāhmaṇo;
Atha sabbamahorattiṃ [atha sabbamahorattaṃ (sī. syā. kaṃ.)], buddho tapati tejasā’’ti. ekādasamaṃ;
12. Sahāyakasuttaṃ
246. Sāvatthiyaṃ viharati. Atha kho dve bhikkhū sahāyakā āyasmato mahākappinassa saddhivihārino yena bhagavā tenupasaṅkamiṃsu. Addasā kho bhagavā te bhikkhū dūratova āgacchante. Disvāna bhikkhū āmantesi – ‘‘passatha no tumhe, bhikkhave, ete bhikkhū sahāyake āgacchante kappinassa saddhivihārino’’ti? ‘‘Evaṃ, bhante’’. ‘‘Ete kho te bhikkhū mahiddhikā mahānubhāvā. Na ca sā samāpatti sulabharūpā, yā tehi bhikkhūhi asamāpannapubbā. Yassa catthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṃ pabbajanti tadanuttaraṃ brahmacariyapariyosānaṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharantī’’ti.
Idamavoca bhagavā. Idaṃ vatvāna sugato athāparaṃ etadavoca satthā –
‘‘Sahāyā vatime bhikkhū, cirarattaṃ sametikā;
Sameti nesaṃ saddhammo, dhamme buddhappavedite.
‘‘Suvinītā kappinena, dhamme ariyappavedite;
Dhārenti antimaṃ dehaṃ, jetvā māraṃ savāhini’’nti. dvādasamaṃ;
Bhikkhusaṃyuttaṃ samattaṃ.
Tassuddānaṃ –
Kolito upatisso ca, ghaṭo cāpi pavuccati;
Navo sujāto bhaddi ca, visākho nando tisso ca;
Theranāmo ca kappino, sahāyena ca dvādasāti.
Nidānavaggo dutiyo.
Tassuddānaṃ –
Nidānābhisamayadhātu, anamataggena kassapaṃ;
Sakkārarāhulalakkhaṇo, opamma-bhikkhunā vaggo.
Dutiyo tena pavuccatīti.
Nidānavaggasaṃyuttapāḷi niṭṭhitā.
Chú giải Pāḷi:
 7. Visākhasuttavaṇṇanā
241. Sattame poriyā vācāyāti puravāsīnaṃ nagaramanussānaṃ vācāsadisāya aparihīnakkharapadāya madhuravācāya. Vissaṭṭhāyāti asandiddhāya apalibuddhāya, pittasemhehianupahatāyāti attho. Anelagalāyāti yathā dandhamanussā mukhena kheḷaṃ gaḷantena vācaṃ bhāsanti, na evarūpāya, atha kho niddosāya visadavācāya. Pariyāpannāyāti catusaccapariyāpannāya cattāri saccāni amuñcitvā pavattāya. Anissitāyāti vaṭṭanissitaṃ katvā akathitāya. Dhammo hi isinaṃ dhajoti navavidhalokuttaradhammo isīnaṃ dhajo nāmāti. Sattamaṃ.
8. Nandasuttavaṇṇanā
242. Aṭṭhame ākoṭitapaccākoṭitānīti ekasmiṃ passe pāṇinā vā muggarena vā ākoṭanena ākoṭitāni, parivattetvā ākoṭanena paccākoṭitāni. Añjetvāti añjanena pūretvā. Acchaṃ pattanti vippasannavaṇṇaṃ mattikāpattaṃ. Kasmā pana thero evamakāsīti? Satthu ajjhāsayajānanatthaṃ. Evaṃ kirassa ahosi ‘‘sace satthā ‘sobhati vata me ayaṃ kaniṭṭhabhātiko’ti vakkhati, yāvajīvaṃ iminā vākārena carissāmi. Sace ettha dosaṃ dassati, imaṃ ākāraṃ pahāya saṅkāracoḷaṃ gahetvā cīvaraṃ katvā dhārento pariyantasenāsane vasanto carissāmī’’ti.Assasīti bhavissasi.
Aññātuñchenāti abhilakkhitesu issarajanagehesu kaṭukabhaṇḍasambhāraṃ sugandhaṃ bhojanaṃ pariyesantassa uñcho ñātuñcho nāma. Gharapaṭipāṭiyā pana dvāre ṭhitena laddhaṃ missakabhojanaṃ aññātuñcho nāma. Ayamidha adhippeto. Kāmesu anapekkhinanti vatthukāmakilesakāmesu nirapekkhaṃ. Āraññiko cātiādi sabbaṃ samādānavaseneva vuttaṃ.Kāmesu ca anapekkhoti idaṃ suttaṃ devaloke accharāyo dassetvā āgatena aparabhāge kathitaṃ. Imassa kathitadivasato paṭṭhāya thero ghaṭento vāyamanto katipāheneva arahatte patiṭṭhāya sadevake loke aggadakkhiṇeyyo jāto. Aṭṭhamaṃ.
9. Tissasuttavaṇṇanā
243. Navame dummanoti uppannadomanasso. Kasmā panāyaṃ evaṃ dukkhī dummano jātoti? Khattiyapabbajito hesa, tena naṃ pabbājetvā dupaṭṭasāṭakaṃ nivāsāpetvā varacīvaraṃ pārupetvā akkhīni añjetvā manosilātelena sīsaṃ makkhesuṃ. So bhikkhūsu rattiṭṭhānadivāṭṭhānaṃ gatesu ‘‘bhikkhunā nāma vivittokāse nisīditabba’’nti ajānanto bhojanasālaṃ gantvā mahāpīṭhaṃ āruhitvā nisīdi. Disāvacarā āgantukā paṃsukūlikā bhikkhū āgantvā, ‘‘imināva nīhārena rajokiṇṇehi gattehi na sakkā dasabalaṃ passituṃ. Bhaṇḍakaṃ tāva ṭhapessāmā’’ti bhojanasālaṃ agamaṃsu. So tesu mahātheresu āgacchantesu niccalo nisīdiyeva. Aññe bhikkhū ‘‘pādavattaṃ karoma, tālavaṇṭena bījāmā’’ti āpucchanti. Ayaṃ pana nisinnakova ‘‘kativassatthā’’ti? Pucchitvā, ‘‘mayaṃ avassikā. Tumhe pana kativassatthā’’ti? Vutte, ‘‘mayaṃ ajja pabbajitā’’ti āha. Atha naṃ bhikkhū, ‘‘āvuso, adhunā chinnacūḷosi, ajjāpi te sīsamūle ūkāgandho vāyatiyeva, tvaṃ nāma ettakesu vuḍḍhataresu vattaṃ āpucchantesu nissaddo niccalo nisinno, apacitimattampi te natthi, kassa sāsane pabbajitosī’’ti? Parivāretvā taṃ vācāsattīhi paharantā ‘‘kiṃ tvaṃ iṇaṭṭo vā bhayaṭṭo vā jīvituṃ asakkonto pabbajito’’ti? Āhaṃsu. So ekampi theraṃ olokesi, tena ‘‘kiṃ maṃ olokesi mahallakā’’ti? Vutte aññaṃ olokesi, tenapi tatheva vutte athassa ‘‘ime maṃ parivāretvā vācāsattīhi vijjhantī’’ti khattiyamāno uppajji. Akkhīsu maṇivaṇṇāni assūni sañcariṃsu. Tato ne āha – ‘‘kassa santikaṃ āgatatthā’’ti. Te ‘‘kiṃ pana tvaṃ ‘mayhaṃ santikaṃ āgatā’ti? Amhe maññasi gihibyañjanabhaṭṭhakā’’ti vatvā, ‘‘sadevake loke aggapuggalassa satthu santikaṃ āgatamhā’’ti āhaṃsu. So ‘‘mayhaṃ bhātu santike āgatā tumhe, yadi evaṃ idāni vo āgatamaggeneva gamanaṃ karissāmī’’ti kujjhitvā nikkhanto antarāmagge cintesi – ‘‘mayi imināva nīhārena gate satthā ete na nīharāpessatī’’ti dukkhī dummano assūni pavattayamāno agamāsi. Iminā kāraṇena esa evaṃ jātoti.
Vācāsannitodakenāti vacanapatodena. Sañjambharimakaṃsūti sañjambharitaṃ nirantaraṃ phuṭaṃ akaṃsu, upari vijjhiṃsūti vuttaṃ hoti. Vattāti pare yadicchakaṃ vadatiyeva.No ca vacanakkhamoti paresaṃ vacanaṃ khamituṃ na sakkoti. Idāni tāva tvaṃ iminā kopena iminā vuttavācāsannitodakena viddho. Atīte pana raṭṭhato ca pabbājitoti. Evaṃ vutte, ‘‘katarasmiṃ kāle bhagavā’’ti? Bhikkhū bhagavantaṃ yāciṃsu.
Satthā āha – atīte bārāṇasiyaṃ bārāṇasirājā rajjaṃ kāresi. Atheko jātimā, eko mātaṅgoti dve isayo bārāṇasiṃ agamaṃsu. Tesu jātimā puretaraṃ gantvā kumbhakārasālāyaṃ nisīdi. Mātaṅgo tāpaso pacchā gantvā tattha okāsaṃ yāci kumbhakāro ‘‘atthettha paṭhamataraṃ paviṭṭho pabbajito, taṃ pucchā’’ti āha. So attano parikkhāraṃ gahetvā sālāya dvāramūle ṭhatvā, ‘‘amhākampi ācariya ekarattivāsāya okāsaṃ dethā’’ti āha. ‘‘Pavisa, bho’’ti. Pavisitvā nisinnaṃ, ‘‘bho, kiṃ gottosī’’ti? Pucchi. ‘‘Caṇḍālagottomhī’’ti. ‘‘Na sakkā tayā saddhiṃ ekaṭṭhāne nisīdituṃ, ekamantaṃ gacchā’’ti. So ca tattheva tiṇasanthārakaṃ pattharitvā nipajji, jātimā dvāraṃ nissāya nipajji. Itaro passāvatthāya nikkhamanto taṃ urasmiṃ akkami. ‘‘Ko eso’’ti ca vutte? ‘‘Ahaṃ ācariyā’’ti āha. ‘‘Re caṇḍāla, kiṃ aññato maggaṃ na passasi? Atha me āgantvā akkamasī’’ti. ‘‘Ācariya, adisvā me akkantosi, khama mayha’’nti. So mahāpurise bahi nikkhante cintesi – ‘‘ayaṃ paccāgacchantopi itova āgamissatī’’ti parivattetvā nipajji. Mahāpurisopi ‘‘ācariyo ito sīsaṃ katvā nipanno, pādasamīpena gamissāmī’’ti pavisanto puna urasmiṃyeva akkami. ‘‘Ko eso’’ti ca vutte? ‘‘Ahaṃ ācariyā’’ti āha. ‘‘Paṭhamaṃ tāva te ajānantena kataṃ, idāni maṃ ghaṭentova akāsi, sūriye te uggacchante sattadhā muddhā phalatū’’ti sapi. Mahāpuriso kiñci avatvā purearuṇeyeva sūriyaṃ gaṇhi, nāssa uggantuṃ adāsi. Manussā ca hatthiassādayo ca pabujjhiṃsu.
Manussā rājakulaṃ gantvā, ‘‘deva, sakalanagare appabuddho nāma natthi, na ca aruṇuggaṃ paññāyati, kinnu kho eta’’nti? Tena hi nagaraṃ parivīmaṃsathāti. Te parivīmaṃsantā kumbhakārasālāyaṃ dve tāpase disvā, ‘‘imesaṃ etaṃ kammaṃ bhavissatī’’ti gantvā rañño ārocesuṃ. Raññā ca ‘‘pucchatha ne’’ti vuttā āgantvā jātimantaṃ pucchiṃsu – ‘‘tumhehi andhakāraṃ kata’’nti. ‘‘Na mayā kataṃ, esa pana kūṭajaṭilo chavo anantamāyo, taṃ pucchathā’’ti. Te āgantvā mahāpurisaṃ pucchiṃsu – ‘‘tumhehi, bhante, andhakāraṃ kata’’nti. ‘‘Āma ayaṃ ācariyo maṃ abhisapi, tasmā mayā kata’’nti. Te gantvā rañño ārocesuṃ. Rājāpi āgantvā mahāpurisaṃ ‘‘tumhehi kataṃ, bhante’’ti? Pucchi. ‘‘Āma, mahārājā’’ti. ‘‘Kasmā bhante’’ti? ‘‘Iminā abhisapitomhi, sace maṃ eso khamāpessati, sūriyaṃ vissajjessāmī’’ti. Rājā ‘‘khamāpetha, bhante, eta’’nti āha. Itaro ‘‘mādiso jātimā kiṃ evarūpaṃ caṇḍālaṃ khamāpessati? Na khamāpemī’’ti.
Atha naṃ manussā ‘‘na kiṃ tvaṃ attano ruciyā khamāpessasī’’ti? Vatvā hatthesu ca pādesu ca gahetvā pādamūle nipajjāpetvā ‘‘khamāpehī’’ti āhaṃsu. So nissaddo nipajji. Punapi naṃ ‘‘khamāpehī’’ti āhaṃsu. Tato ‘‘khama mayhaṃ, ācariyā’’ti āha. Mahāpuriso ‘‘ahaṃ tāva tuyhaṃ khamitvā sūriyaṃ vissajjessāmi, sūriye pana uggate tava sīsaṃ sattadhā phalissatī’’ti vatvā, ‘‘imassa sīsappamāṇaṃ mattikāpiṇḍaṃ matthake ṭhapetvā etaṃ nadiyā galappamāṇe udake ṭhapethā’’ti āha. Manussā tathā akaṃsu. Ettāvatā saraṭṭhakaṃ rājabalaṃ sannipati. Mahāpuriso sūriyaṃ muñci. Sūriyarasmi āgantvā mattikāpiṇḍaṃ pahari. So sattadhā bhijji. Tāvadeva so nimujjitvā ekena titthena uttaritvā palāyi. Satthā imaṃ vatthuṃ āharitvā, ‘‘idāni tāva tvaṃ bhikkhūnaṃ santike paribhāsaṃ labhasi, pubbepi imaṃ kodhaṃ nissāya raṭṭhato pabbājito’’ti anusandhiṃ ghaṭetvā atha naṃ ovadanto na kho te taṃ tissa patirūpantiādimāha. Navamaṃ.
10. Theranāmakasuttavaṇṇanā
244. Dasame vaṇṇavādīti ānisaṃsavādī. Yaṃ atītaṃ taṃ pahīnanti atīte khandhapañcake chandarāgappahānena taṃ pahīnaṃ nāma hoti. Anāgatanti anāgatampi khandhapañcakaṃ tattha chandarāgapaṭinissaggena paṭinissaṭṭhaṃ nāma hoti Sabbābhibhunti sabbā khandhāyatanadhātuyo ca tayo bhave ca abhibhavitvā ṭhitaṃ. Sabbavidunti taṃ vuttappakāraṃ sabbaṃ viditaṃ pākaṭaṃ katvā ṭhitaṃ. Sabbesu dhammesūti tesveva dhammesu taṇhādiṭṭhilepehi anupalittaṃ. Sabbañjahanti tadeva sabbaṃ tattha chandarāgappahānena jahitvā ṭhitaṃ. Taṇhakkhaye vimuttanti taṇhakkhayasaṅkhāte nibbāne tadārammaṇāya vimuttiyā vimuttaṃ. Dasamaṃ.
11. Mahākappinasuttavaṇṇanā
245. Ekādasame mahākappinoti evaṃnāmako abhiññābalappatto asītimahāsāvakānaṃ abbhantaro mahāthero. So kira gihikāle kukkuṭavatīnagare tiyojanasatikaṃ rajjaṃ akāsi. Pacchimabhavikattā pana tathārūpaṃ sāsanaṃ sotuṃ ohitasoto vicarati. Athekadivasaṃ amaccasahassaparivuto uyyānakīḷikaṃ agamāsi. Tadā ca majjhimadesato jaṅghavāṇijā taṃ nagaraṃ gantvā, bhaṇḍaṃ paṭisāmetvā, ‘‘rājānaṃ passissāmā’’ti paṇṇākārahatthā rājakuladvāraṃ gantvā, ‘‘rājā uyyānaṃ gato’’ti sutvā, uyyānaṃ gantvā, dvāre ṭhitā, paṭihārassa ārocayiṃsu. Atha rañño nivedite rājā pakkosāpetvā niyyātitapaṇṇākāre vanditvā ṭhite, ‘‘tātā, kuto āgatatthā’’ti? Pucchi. ‘‘Sāvatthito devā’’ti. ‘‘Kacci vo raṭṭhaṃ subhikkhaṃ, dhammiko rājā’’ti? ‘‘Āma, devā’’ti. ‘‘Atthi pana tumhākaṃ dese kiñci sāsana’’nti? ‘‘Atthi, deva, na pana sakkā ucchiṭṭhamukhehi kathetu’’nti. Rājā suvaṇṇabhiṅgārena udakaṃ dāpesi. Te mukhaṃ vikkhāletvā dasabalābhimukhā añjaliṃ paggaṇhitvā, ‘‘deva, amhākaṃ dese buddharatanaṃ nāma uppanna’’nti āhaṃsu. Rañño ‘‘buddho’’ti vacane sutamatte sakalasarīraṃ pharamānā pīti uppajji. Tato ‘‘buddhoti, tātā, vadathā’’ti? Āha. ‘‘Buddhoti deva vadāmā’’ti. Evaṃ tikkhattuṃ vadāpetvā, ‘‘buddhoti padaṃ aparimāṇaṃ, nāssa sakkā parimāṇaṃ kātu’’nti tasmiṃyeva pasanno satasahassaṃ datvā puna ‘‘aññaṃ kiṃ sāsana’’nti? Pucchi. ‘‘Deva dhammaratanaṃ nāma uppanna’’nti. Tampi sutvā tatheva tikkhattuṃ paṭiññaṃ gahetvā aparampi satasahassaṃ datvā puna ‘‘aññaṃ kiṃ sāsana’’nti? Pucchi. ‘‘Saṅgharatanaṃ deva uppanna’’nti. Tampi sutvā tatheva tikkhattuṃ paṭiññaṃ gahetvā aparampi satasahassaṃ datvā dinnabhāvaṃ paṇṇe likhitvā, ‘‘tātā, deviyā santikaṃ gacchathā’’ti pesesi. Tesu gatesu amacce pucchi, ‘‘tātā, buddho loke uppanno, tumhe kiṃ karissathā’’ti? ‘‘Deva tumhe kiṃ kattukāmā’’ti? ‘‘Ahaṃ pabbajissāmī’’ti. ‘‘Mayampi pabbajissāmā’’ti. Te sabbepi gharaṃ vā kuṭumbaṃ vā anapaloketvā ye asse āruyha gatā, teheva nikkhamiṃsu.
Vāṇijā anojādeviyā santikaṃ gantvā paṇṇaṃ dassesuṃ. Sā vācetvā ‘‘raññā tumhākaṃ bahū kahāpaṇā dinnā, kiṃ tumhehi kataṃ, tātā’’ti? Pucchi. ‘‘Piyasāsanaṃ devi ānīta’’nti. ‘‘Amhepi sakkā, tātā, suṇāpetu’’nti. ‘‘Sakkā devi, ucchiṭṭhamukhehi pana vattuṃ na sakkā’’ti. Sā suvaṇṇabhiṅgārena udakaṃ dāpesi. Te mukhaṃ vikkhāletvā rañño ārocitanayeneva ārocesuṃ. Sāpi sutvā uppannapāmojjā teneva nayena ekekasmiṃ pade tikkhattuṃ paṭiññaṃ gahetvā paṭiññāgaṇanāya tīṇi tīṇi katvā navasatasahassāni adāsi. Vāṇijā sabbānipi dvādasasatasahassāni labhiṃsu. Atha ne ‘‘rājā kahaṃ, tātā’’ti, pucchi. ‘‘Pabbajissāmīti nikkhanto devī’’ti. ‘‘Tena hi, tātā, tumhe gacchathā’’ti te uyyojetvā raññā saddhiṃ gatānaṃ amaccānaṃ mātugāme pakkosāpetvā, ‘‘tumhe attano sāmikānaṃ gataṭṭhānaṃ jānātha ammā’’ti pucchi. ‘‘Jānāma ayye, raññā saddhiṃ uyyānakīḷikaṃ gatā’’ti. Āma gatā, tattha pana gantvā, ‘‘buddho uppanno, dhammo uppanno, saṅgho uppanno’’ti sutvā, ‘‘dasabalassa santike pabbajissāmā’’ti gatā. ‘‘Tumhe kiṃ karissathā’’ti? ‘‘Tumhe pana ayye kiṃ kattukāmā’’ti? ‘‘Ahaṃ pabbajissāmi, na tehi vantavamanaṃ jivhagge ṭhapeyya’’nti. ‘‘Yadi evaṃ, mayampi pabbajissāmā’’ti sabbā rathe yojāpetvā nikkhamiṃsu.
Rājāpi amaccasahassena saddhiṃ gaṅgāya tīraṃ pāpuṇi. Tasmiñca samaye gaṅgā pūrā hoti. Atha naṃ disvā, ‘‘ayaṃ gaṅgā pūrā caṇḍamacchākiṇṇā, amhehi saddhiṃ āgatā dāsā vā manussā vā natthi, ye no nāvaṃ vā uḷumpaṃ vā katvā dadeyyuṃ, etassa pana satthu guṇā nāma heṭṭhā avīcito upari yāva bhavaggā patthaṭā, sace esa satthā sammāsambuddho, imesaṃ assānaṃ khurapiṭṭhāni mā tementū’’ti udakapiṭṭhena asse pakkhandāpesuṃ . Ekaassassāpi khurapiṭṭhamattaṃ na temi, rājamaggena gacchantā viya paratīraṃ patvā purato aññaṃ mahānadiṃ pāpuṇiṃsu. Tattha aññā saccakiriyā natthi, tāya eva saccakiriyāya tampi aḍḍhayojanavitthāraṃ nadiṃ atikkamiṃsu. Atha tatiyaṃ candabhāgaṃ nāma mahānadiṃ patvā tampi tāya eva saccakiriyāya atikkamiṃsu.
Satthāpi taṃdivasaṃ paccūsasamaye mahākaruṇāsamāpattito vuṭṭhāya lokaṃ olokento ‘‘ajja mahākappino tiyojanasatikaṃ rajjaṃ pahāya amaccasahassaparivāro mama santike pabbajituṃ āgacchatī’’ti disvā, ‘‘mayā tesaṃ paccuggamanaṃ kātuṃ yutta’’nti pātova sarīrapaṭijagganaṃ katvā, bhikkhusaṅghaparivāro sāvatthiyaṃ piṇḍāya caritvā, pacchābhattaṃpiṇḍapātapaṭikkanto sayameva pattacīvaraṃ gahetvā, ākāse uppatitvā candabhāgāya nadiyā tīre tesaṃ uttaraṇatitthassa abhimukhe ṭhāne mahānigrodharukkho atthi, tattha pallaṅkena nisīditvā parimukhaṃ satiṃ upaṭṭhapetvā chabbaṇṇabuddharasmiyo vissajjesi. Te tena titthena uttarantā ca chabbaṇṇabuddharasmiyo ito cito ca vidhāvantiyo olokentā dasabalassa puṇṇacandasassirikaṃ mukhaṃ disvā, ‘‘yaṃ satthāraṃ uddissa mayaṃ pabbajitā, addhā so eso’’ti dassaneneva niṭṭhaṃ gantvā diṭṭhaṭṭhānato paṭṭhāya onatā vandamānā āgamma satthāraṃ vandiṃsu. Rājā gopphakesu gahetvā satthāraṃ vanditvā ekamantaṃ nisīdi saddhiṃ amaccasahassena. Satthā tesaṃ dhammaṃ kathesi. Desanāpariyosāne sabbe arahatte patiṭṭhāya satthāraṃ pabbajjaṃ yāciṃsu. Satthā ‘‘pubbe ime cīvaradānassa dinnattā attano cīvarāni gahetvāva āgatā’’ti suvaṇṇavaṇṇaṃ hatthaṃ pasāretvā, ‘‘etha bhikkhavo svākkhāto dhammo, caratha brahmacariyaṃ sammā dukkhassa antakiriyāyā’’ti āha. Sāva tesaṃ āyasmantānaṃ pabbajjā ca upasampadā ca ahosi, vassasaṭṭhikattherā viya satthāraṃ parivārayiṃsu.
Anojāpi devī rathasahassaparivārā gaṅgātīraṃ patvā rañño atthāya ābhataṃ nāvaṃ vā uḷumpaṃ vā adisvā attano byattatāya cintesi – ‘‘rājā saccakiriyaṃ katvā gato bhavissati, so pana satthā na kevalaṃ tesaṃyeva atthāya nibbatto, sace so satthā sammāsambuddho, amhākaṃ rathā mā udake nimujjiṃsū’’ti udakapiṭṭhe rathe pakkhandāpesi. Rathānaṃ nemivaṭṭimattampi na temi. Dutiyatatiyanadīpi teneva saccakārena uttaramānāyeva nigrodharukkhamūle satthāraṃ addasa. Satthā ‘‘imāsaṃ attano sāmike passantīnaṃ chandarāgo uppajjitvā maggaphalānaṃ antarāyaṃ kareyya, so evaṃ kātuṃ na sakkhissatī’’ti yathā aññamaññe na passanti, tathā akāsi. Tā sabbāpi titthato uttaritvā dasabalaṃ vanditvā nisīdiṃsu. Satthā tāsaṃ dhammaṃ kathesi, desanāpariyosāne sabbāpi sotāpattiphale patiṭṭhāya aññamaññe passiṃsu. Satthā ‘‘uppalavaṇṇā āgacchatū’’ti cintesi. Therī āgantvā sabbā pabbājetvā ādāya bhikkhunīnaṃ upassayaṃ gatā. Satthā bhikkhusahassaṃ gahetvā ākāsena jetavanaṃ agamāsi. Imaṃ sandhāyetaṃ vuttaṃ – ‘‘mahākappinoti evaṃ nāmako abhiññābalappatto asītimahāsāvakānaṃ abbhantaro mahāthero’’ti.
Janetasminti janite pajāyāti attho. Ye gottapaṭisārinoti ye ‘‘mayaṃ vāseṭṭhā gotamā’’ti gottaṃ paṭisaranti paṭijānanti, tesaṃ khattiyo seṭṭhoti attho. Vijjācaraṇasampannoti aṭṭhahi vijjāhi ceva pannarasadhammabhedena caraṇena ca samannāgato. Tapatīti virocati. Jhāyī tapati brāhmaṇoti khīṇāsavabrāhmaṇo duvidhena jhānena jhāyamāno tapati virocati. Tasmiṃ pana khaṇe kāludāyitthero duvidhena jhānena jhāyamāno avidūre nisinno hoti. Buddho tapatīti sabbaññubuddho virocati. Sabbamaṅgalagāthā kiresā. Bhātikarājā kira ekaṃ pūjaṃ kāretvā ācariyakaṃ āha – ‘‘tīhi ratanehi amuttaṃ ekaṃ jayamaṅgalaṃ vadathā’’ti. So tepiṭakaṃ buddhavacanaṃ sammasitvā imaṃ gāthaṃ vadanto ‘‘divā tapati ādicco’’ti vatvā atthaṅgamentassa sūriyassa añjaliṃ paggaṇhi. ‘‘Rattimābhāti candimā’’ti, uṭṭhahantassa candassa añjaliṃ paggaṇhi. ‘‘Sannaddho khattiyo tapatī’’ti rañño añjaliṃ paggaṇhi. ‘‘Jhāyī tapati brāhmaṇo’’ti bhikkhusaṅghassa añjaliṃ paggaṇhi. ‘‘Buddho tapati tejasā’’ti vatvā pana mahācetiyassa añjaliṃ paggaṇhi. Atha naṃ rājā ‘‘mā hatthaṃ otārehī’’ti ukkhittasmiṃyeva hatthe sahassaṃ ṭhapesi. Ekādasamaṃ.
12. Sahāyakasuttavaṇṇanā
246. Dvādasame cirarattaṃsametikāti dīgharattaṃ saṃsanditvā sametvā ṭhitaladdhino. Te kira pañcajātisatāni ekatova vicariṃsu. Sameti nesaṃ saddhammoti idāni imesaṃ ayaṃ sāsanadhammo saṃsandati sameti. Dhamme buddhappavediteti buddhena pavedite dhamme etesaṃ sāsanadhammo sobhatīti attho. Suvinītā kappinenāti attano upajjhāyena ariyappavedite dhamme suṭṭhu vinītā. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti. Dvādasamaṃ.
Bhikkhusaṃyuttavaṇṇanā niṭṭhitā.
Iti sāratthappakāsiniyā saṃyuttanikāya-aṭṭhakathāya
Nidānavaggavaṇṇanā niṭṭhitā.